Banh Trung Thu Windsor

Australia – miền thương miền nhớ

Khi tác giả người Việt Nam viết về nước Úc qua sách “Australia – miền thương miền nhớ”, nó đã gợi lên cho tôi suy nghĩ về sự kết nối giao thoa giữa các nền văn hóa.

Dưới ngòi bút của tác giả Hồng Chi, vạn vật, những câu chuyện, chi tiết đơn sơ, những trở lên lạ lẫm, thi vị, như chuyện cổ tích. Những điều này có liên quan đến tuổi thơ, một phần ký ức của rất nhiều người trong chúng ta. Từ chuyện cái thùng thư, đến những hàng rào xinh xắn, hay cái tổ chim trụ ngụ cho chim vào những ngày lạnh.

76a11ccaa464033a5a75-1726332610.jpg
Sách “Australia – miền thương miền nhớ” do nhà xuất bản Lao Động ấn hành.

Tác giả rất tinh tế. Những câu chuyện đơn giản và thú vị. Ví dụ như chi tiết nước Úc cấm việc nhậu nhẹt ở nơi công cộng từ 9 giờ sáng đến 9 giờ đêm.

Lái xe sau khi sử dụng rượu bia còn là hành vi bị quản lý chặt chẽ hơn nhiều. Treo bằng, giam xe, ra tòa, phạt tiền hoặc tước bằng vĩnh viễn, phạt giam là những quy định để đối phó với việc điều khiển phương tiện sau khi uống rượu ở nước này.

Rất khập khiễng nếu đem so sánh giữa một quốc gia phát triển và có sự đồng đều về văn hóa vùng miền như Úc, Mỹ, Anh với Việt Nam, nhưng tôi nghĩ chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi áp dụng, để xã hội ngày một tốt hơn lên.

Vừa rồi, tại TPHCM, báo chí nhắc nhiều đến những màn diễu diễu hành kỵ binh, biểu diễn các kỹ thuật điều khiển ngựa phục vụ công tác tấn công trấn áp tội phạm của các chiến sĩ cảnh sát cơ động đã thu hút đông đảo người dân, du khách tập trung, theo dõi.

"Đơn vị xuất bản và tác giả cùng có chung một niềm hi vọng, những dòng chia sẻ tận đáy lòng qua quyển sách này sẽ là động lực để các bạn trẻ, những người còn đang loay hoay, bị mất niềm tin vào cuộc sống, gặp khó khăn trong học tập hoặc công việc sẽ có cái nhìn khác hơn về cuộc sống, lạc quan hơn về cuộc đời mình cũng như tìm được sự đồng cảm để có thể bước ra khỏi vùng an toàn của mình."

Tại đây, các chiến sĩ cảnh sát cơ động đã cho thấy sự nhuần nhuyễn, chuyên nghiệp khi biểu diễn các kỹ thuật điều khiển ngựa chạy đại giải phóng 2 tay, sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ trên lưng ngựa, điều khiển ngựa vượt qua các vật cản.

Những con ngựa được huấn luyện có tính kỷ luật, dưới sự điều khiển của cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhuần nhuyễn động tác, kỹ năng phục vụ công tác tấn công trấn áp các loại tội phạm.

Những điều này, làm cho tôi có sự liên tưởng đến những trang viết ở chương “ Những câu chuyện nước Úc và những chú ngựa”. Những lời kể đan xen về trải nghiệm dạo chơi ở thành phố Melbourne trên những chú ngựa, những kỷ niệm của tác giả trong đêm đông trên đường về nhà từ thư viện, với những chi tiết thú vị, dễ thương qua những đoạn hội thoại với các chú cảnh sát Úc đang cỡi ngựa.

Không biết những bạn đã đọc quyển sách “Australia – miền thương miền nhớ” cảm nhận thế nào, nhưng với tôi quyển sách nhỏ này rất dễ thương, qua đó tôi đã được theo chân tác giả Hồng Chi – vốn cũng là một cây bút bình luận chính trên các tờ báo qua những chuyên mục nóng – đến nước Úc, giúp tôi hiểu thêm về tư duy, ý thức và sự nhân văn trong lối sống của con người xã hội Úc.

d40fb8fd1b53bc0de542-1726332633.jpg
Quyển sách gợi suy nghĩ về sự kết nối giao thoa giữa các nền văn hóa.

Với tôi, đây là một quyển cần thiết cho những bạn nào có ý định tìm học bổng Úc, sang Úc du học, hoặc du lịch.

“Australia – miền thương miền nhớ” không chỉ hữu ích cho các độc giả đang tìm kiếm một cách tiếp cận về nước Úc và một số nét văn hóa dễ thương ở xứ sở này, cuốn sách còn là một chỉ dẫn phù hợp để bạn đọc còn có thêm những trải nghiệm đến những vùng đất xa xôi nhưng đầy thi vị, từ miền đảo xa ở Tasmania của nước Úc, vùng đất có tên gọi dễ thương và ngộ nghĩnh “ Dấu ấn Condom” ở Pháp, và cả vùng đất Thai Song Dam ở Thái Lan.

Được biết, tác giả Hồng Chi đang là giảng viên về lĩnh vực truyền thông và báo chí, là một cây bút quen thuộc trên một số tờ báo. “Australia – miền thương miền nhớ” được ra mắt vào tháng 4/2024, với những cảm xúc về quê hương Việt Nam, về nước Úc.

Mời bạn thử tìm đọc quyển này xem sao. Biết đâu, qua những trang sách, bạn cũng sẽ có miền thương, miền nhớ cho riêng mình.