Âm nhạc: Giải tỏa căng thẳng mùa Covid

Hoàng Trường
Giãn cách xã hội trong tình hình dịch bệnh hiện nay được xem là một giai đoạn nhàm chán nhất đối với người dân. Vì việc không được ra khỏi nhà và giao tiếp với mọi người xung quanh có thể dẫn đến nguy cơ bị stress. Điều này cũng rất dễ hiểu thôi, bởi khi quá nhàm chán con người sẽ sinh ra Cortisol (hormone căng thẳng), hormone này sẽ khiến đầu óc bạn vô cùng căng thẳng và dẫn đến stress

Kết nối cộng đồng

r-2021-08-15t113504470-1629002116.jfif

Có thể nói hiện nay, việc dạo quanh phố phương và uống một cốc cà phê với bạn bè là một điều vô cùng xa xỉ. Thay vì bạn cứ luôn ngày “cắm đầu” vào nền ánh sáng xanh của màn hình điện thoại, vậy tại sao bạn lại không làm một điều thú vị khác. Môt bữa đại nhạc hội online sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng thích thú và xua tan đi mọi ưu phiền khi tiếng nhạc trổi lên.

Đúng vậy khi đại hội âm nhạc bị hủy bỏ do dịch bệnh, người dân nước Ý tự tổ chức “đại hội” tại gia. Tiếng hát của họ vang lên từ ban công, làm nhộn nhịp cả những dãy đường im ắng. Ngược về vùng đất Tây Ban Nha, có anh cảnh sát gảy đàn ghita trước những khu nhà bị phong tỏa. Điệu nhảy và tiếng đàn của anh làm hứng khởi những vị khán giả đặc biệt; hay trong các khu dân cư New York, người ta cùng ngân nga ca khúc “Yellow Submarine”. Như một hiệu ứng domino, âm nhạc cất lên chỗ này rồi lan sang chỗ khác. Trong lúc dịch bệnh làm người với người trở nên xa cách, âm nhạc kéo tâm hồn họ lại gần nhau hơn.

Mặc dù nền công nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng, nó vẫn chứng tỏ sức một sức mạnh riêng. Viện nghiên cứu Thẩm mĩ thực nghiệm Max Planck (Đức) mới xuất bản một nghiên cứu mang tên Viral Tunes, vốn để kiểm tra hành vi nghe nhạc trong suốt thời kỳ diễn ra đại dịch COVID. Nghiên cứu đã cho ra kết luận rằng: “Trong thời gian có lệnh đóng cửa, âm nhạc là điều cốt lõi giúp vượt qua tình trạng nặng nề này. Nhiều người phản hồi rằng họ có xu hướng nghe nhạc một mình, không như trước đây, không làm bất cứ điều gì khác khi nghe nhạc”. Nghiên cứu đó cũng chỉ ra một điều không thể bàn cãi, rằng âm nhạc đã làm người nghe bình ổn bằng nhiều cách riêng.

Giảm đi căng thẳng

r-2021-08-15t113434292-1629002116.jfif

Âm nhạc có thể là thứ giảm stress hiệu quả nhất mà người ta từng nghiên cứu. Bởi theo các nhà khoa học người Đức: Khi bạn cảm thấy bản thân đang rất buồn chán, hãy thử một bài nhạc có giai điệu sôi động và tràn đầy niềm vui. Từ đó chúng kích thích sự cảm nhận của bộ não và khiến cho bạn hòa theo không khí của điệu nhạc, xua tan dần đi những buồn chán.

Khi buồn chán điều đầu tiên bạn nghĩ đến là những người thân yêu như gia đình và một nửa còn lại. Nhưng trong thời gian dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay, để gặp được một nữa kia là một điều hết sức khó khăn. Bạn hãy thử nghe một lời bài hát, chính những lời bài hát sẽ giúp bạn như đang thực hiện sự giao tiếp khi bạn hát theo. Chính những giai điệu đó, khiến bạn như trải lòng với những điều tẻ nhạt trong cuộc sống

Giải phóng hormone hạnh phúc

co-am-nhac-cuoc-song-tuoi-dep-hon-2-1629002116.gif

Một sự thật đã được chứng minh, rằng âm nhạc làm người ta trở nên hạnh phúc. Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, âm nhạc giúp giải phóng endorphin, vốn được gọi là hormone hạnh phúc. Nó giúp chúng ta vui vẻ như lúc ăn đồ ăn ngon, tập xong bài thể dục, trò chuyện với người thương mến. Ngoài ra, chất endorphin này còn giúp hình thành kháng thể và tăng cường hệ miễn dịch, đồng nghĩa làm ta khỏe mạnh hơn.

Bằng cách gửi đi một bài hát, bạn có thể giúp người khác và chính mình vui vẻ. Như ông Stefano Bozzini đã chơi đàn accordion cho vợ mình từ sân sau bệnh viện Castel San Giovanni, nước Ý. Tiếng đàn đã kéo vợ ông đến bên cửa sổ, vì bị hạn chế đi lại do dịch bênh nên chỉ có thể thưởng thức từ xa. Màn trình diễn ngọt ngào đã nhanh chóng nổi tiếng trên mạng xã hội. Chỉ một tiếng đàn, một người chơi, mà rất nhiều người hạnh phúc.

Thay cho đoạn kết về sự kì diệu của âm nhạc, mượn lời ông Stefano Bozzini đã nói: “Tôi yêu âm nhạc và khi tôi kéo accordion, nó mang lại niềm vui và hạnh phúc ở khắp muôn nơi. Những gì đang diễn ra trên thế giới này thật khủng khiếp và chúng ta cần âm nhạc để vực dậy tinh thần”.

Hoàng Trường (t/h)