5 bài thuốc ngâm chân giải độc hiệu quả

Từ ngàn xưa nay, theo sự nghiên cứu của nền y học Trung Quốc, ngâm chân giải độc được xem là bài thuốc hiệu quả, chữa được nhiều chứng bệnh. Vì bàn chân là nơi có chứa rất nhiều huyệt đạo trên cơ thể. Nếu như chúng ta biết giải độc đúng cách, sẽ mang lại một cơ thể khỏe mạnh

1. Hành tây ngâm chân giúp giải độc rất tốt.

Lòng bàn chân của con người chứa vô số các dây thần kinh quan trọng. Việc kích thích chúng thường xuyên sẽ bảo vệ bàn chân và cơ thể bạn khỏi những độc tố gây hại. Đơn giản như việc sử dụng hành tây ngâm chân giải độc cơ thể sau cũng rất tốt.

Cách thực hiện:

- Bóc vỏ sạch hành tây và tỏi, rửa sạch và băm nhuyễn.

- Đun sôi 150 ml nước rồi cho hành tỏi đã sơ chế vào đun sôi tiếp trong 10 phút rồi tắt bếp và chờ hỗn hợp nguội vừa đủ.

- Đổ dung dịch vừa đun vào phần giữa miếng gạc. Lưu ý tránh để ướt băng dính và chỉ thấm vừa đủ vào miếng gạc.

- Gán tấm gạc này vào giữa 2 lòng bàn chân rồi đi tất để cố định giữ chúng hông bị tuột trong khi ngủ. Sáng hôm sau, độc tố đã được đẩy ra ngoài và làm đen tấm gạc.

2. Ngâm chân thải độc với vỏ quế và hoa tiêu

Bài thuốc ngâm chân thải độc với vỏ quế và hoa tiêu giúp thận bài tiết tốt hơn, giảm căng thẳng, mệt mỏi, mang đến cho bạn giấc ngủ ngon.

Cách thực hiện

- Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm vỏ quế, hoa tiêu mỗi thứ 15g.

- Đun nước sôi, sau đó cho nguyên liệu vào đun cùng khoảng 10 phút.

- Đổ nước ra chậu gỗ để nhiệt độ giảm bớt còn khoảng 40 độ là được.

- Rửa sạch 2 chân sau đó cho vào chậu ngâm trong khoảng 15 phút.

3. Ngâm chân thải độc cơ thể với nước ấm, gừng và muối

75a2result-1625459732792678787118-1626171028.jpg

Ngâm chân giải độc giúp khí huyết lưu thông cân bằng cơ thể

Nguồn: Internet

Bàn chân là một bộ phận trong cơ thể nhạy cảm nhất nên bạn chỉ cần ấn nhẹ một huyệt ở gan bàn chân là đã gây phản ứng đến cơ thể. Cũng vì thế, việc giải độc qua bàn chân sẽ giúp cân bằng cơ thể, khí huyết lưu thông, tằng cường miễn dịch từ đó ngăn chặn các nguy cơ gây bệnh. Cách ngâm chân giải độc với gừng và muối thực hiện như sau:

Cách thực hiện:

- Khởi động nhẹ nhàng cơ thể và đôi chân để tránh không bị sốc và khí huyết lưu thông.

- Sau đó bạn pha gừng và muối đã sơ chế vào nước ấm để ngâm chân trong khoảng 7 – 10 phút.

4. Ngâm chân với hồng hoa

r-95-1626171086.jfif

Giảm chứng đau xương khớp nhờ ngâm chân với cánh hoa hồng

Nguồn: Internet

Ngâm chân với cánh hoa hồng có tác dụng giảm đau xương khớp, hoạt huyết thông kinh. Công thức này rất tốt cho những người bị cước chân, da khô nứt nẻ trong mùa lạnh. 

Cách thực hiện: 

- Đun sôi khoảng 1.5 lít nước, sau đó cho 10-15g cánh hoa hồng vào. 

- Khoảng 10 phút sau thì tắt bếp, để nước nguội còn khoảng 40 độ.

- Đổ nước hoa hồng vào chậu, cho 2 chân vào ngâm khoảng 15 phút. 

- Kết hợp xoa bóp, massage bàn chân, đặc biệt là vùng mắt cá chân.

5. Ngâm chân thải độc với ngải cứu

ngam-chan-cung-tinh-dau-1626171131.jpg

Ngâm chân giải độc giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn

Nguồn: Internet

Ngải cứu là nguyên liệu quen thuộc trong các bài thuốc dân gian điều trị chứng đau đầu, chóng mặt. Sử dụng ngải cứu để làm thuốc ngâm chân thải độc có tác dụng tốt cho phổi và bệnh nhân bị ho, viêm phế quản. 

Cách thực hiện: 

- Chuẩn bị khoảng 20-30g ngải cứu tươi, 1.5 lít nước.

- Cho nước vào nồi đun sôi, sau đó cho lá ngải cứu vào. 

- Bạn có thể đợi nước nguội hoặc pha thêm nước lạnh, sao cho nước ngâm chân ở nhiệt độ 40 độ là chuẩn. 

Lưu ý khi ngâm chân thải độc cơ thể

ngam-chan-giai-doc-toan-co-the-02-1626171237.jpg

Những lưu ý khi ngâm chân

Nguồn: Internet

- Trước và sau khi ngâm chân, bạn nên uống 1 cốc nước. Như vậy sẽ tránh cho cơ thể bị mất nước và giúp quá trình trao đổi, đào thải độc tố, hấp thu chất diễn ra hiệu quả hơn.

- Việc ngâm chân quá lâu sẽ làm tim đập nhanh, loạn nhịp tim, thiếu máu não gây choáng và ngất. Vì thế, chỉ nên ngâm trong thời gian 15-30 phút, người cao tuổi không được quá 20 phút.

- Rửa chân sạch sẽ với nước thường rồi mới ngâm chân.

- Lượng nước ngâm chân vừa phải, cao chạm đến mắt cá chân là đủ.

- Nhiệt độ của nước ngâm không nóng quá 50 độ.

- Khi ngâm chân ngồi trong tư thế ngay ngắn, thoải mái, không còng lưng.

- Ngay sau khi ăn, máu được tập trung ở bụng để làm nhiệm vụ tiêu hóa, việc ngâm chân lúc này sẽ làm rối loạn quá trình tiêu hóa, gây khó tiêu.