Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

10 loại nấm độc mà bạn không nên thử dù chỉ 1 lần

Nấm được xem là một loại thực vực cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bởi chúng chứa rất nhiều các chất như: selen, kali, vitamin b3… rất cần thiết cho cơ thể. Nhưng trên thực tế các nhà nghiên cứu cho rằng: Không phải loại nấm nào chúng ta cũng có thể ăn được, nếu ăn phải nấm độc sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

1. Nấm Bộ Não (False Morel Mushroom)

bonao-1632117019.jpeg

Ảnh minh họa

Nguồn: Internet

False Morel là loại nấm chứa độc tố và chất gây ung thư gyromitrin. Bởi vậy tại nhiều quốc gia, việc mua bán nấm này là hành vi bất hợp pháp. Tuy nhiên người Phần Lan lại rất ưa chuộng chúng và coi là đặc sản xuất hiện trong những nhà hàng 5 sao hoặc cao cấp hơn.

Độc tố gyromitrin gây ra các triệu chứng ở hệ tiêu hóa và hệ thần kinh, nặng hơn có thể gây tổn thương gan thận và dẫn tới tử vong. Nhưng ở Phần Lan, người ta vẫn chế biến để thưởng thức với sự thích thú. Dù trước đó cũng ở quốc gia này đã ghi nhận ít nhất 2 trường hợp tử vong do ăn không đúng cách.

2. Nấm Conocybe Filaris

r-57-1632117019.jfif

Ảnh minh họa

Nguồn: Internet

Nấm Conocybe Filaris thường mọc trên các bãi cỏ và có nguồn gốc ở khu vực Thái Bình Dương, phía Tây Bắc nước Mỹ. Loại nấm này chứa độc tố amatoxin đặc biệt nguy hiểm, nếu ăn phải sẽ bị tổn thương gan nghiêm trọng và không thể chữa trị.

Chúng có nguồn gốc xuất xứ chủ yếu ở các khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Người ta tìm thấy Nấm Conocybe Filaris khá nhiều ở Bắc Mỹ, Châu Âu và có cả Châu Á nữa.

Như các loại nấm độc chủ yếu, loại nấm này mang trong mình độc tố amatoxin, hàm lượng độc này cũng tương đương với Nấm Mũ Tử Thần (Death Cap), loại độc này là kẻ thù của gan và sẽ gây ra tổn các thương cho gan vĩnh viễn.

3. Nấm Bàn Tay (Podostroma Cornu-damae Mushroom)

bantay-1632117019.jfif

Ảnh minh họa

Nguồn: Internet

Nấm Podostroma Cornu-damae hay còn được gọi la Nấm Bàn Tay vì hình dáng của loại nấm này giống bàn tay con người vậy, thành viên trong dòng họ Hypocreaceae.

Hàm lượng độc tố của loại nấm này cực kỳ cao, chủ yếu là trichothecene họ mycotoxin hay có trong nấm mốc. Bạn chỉ cần ăn 1 gram nấm thôi cũng đủ cho bạn lên đường.

Nên nếu ai trúng phải loại độc này, nhẹ thì 1-2 ngày, nặng thì chỉ cần sau vài giờ là người đó đã có tể tử vong rồi. Đã có nhiều trường hợp tử vong tại Nhật Bản do loại nấm này gây ra vì hái trong vườn nhà ăn.

4. Nấm Tán Bay (Amanita Muscaria Mushroom)

tanbay-1632117019.jfif

Ảnh minh họa

Nguồn: Internet

Nấm tán bay (Fly Agaric), tên khoa học Amanita muscaria, có vẻ ngoài giống những cây nấm trong truyện cổ tích, với mũ nấm màu đỏ, đốm trắng. Người và các loài động vật vô tình ăn phải loại nấm này sẽ bị trúng độc và có thể tử vong.

Tác nhân gây độc chính trong nấm tán bay là muscimol và axit ibotenic. Những độc tố kể trên tác động lên hệ thần kinh trung ương, gây kích ứng, buồn nôn, buồn ngủ, ảo giác.

Hàm lượng độc đố của chúng cũng khá là mạnh, nếu ai đó vô tình ăn phải sẽ dẫn tới nguy cơ tử vong cao. Loại độc mà Nấm Tán Bay sở hữu chính là muscimol và ibotenic acid.

5. Nấm Deadly Dapperling

r-58-1632117019.jfif

Ảnh minh họa

Nguồn: Internet

Loại nấm Deadly Dapperling khá nhỏ, cuống nấm thon dài và có màu sắc trắng xen lẫn vàng nâu. Bề mặt nấm có những vết sần sùi giống như nứt nẻ.

Ɲấm Deadly Dapperling, thuộc họ Lepiotɑ, thường mọc trong các khu rừng thông ở châu Âu và Ɓắc Mỹ. Loại nấm này chứa amatoxin, độc tố gâу ra 80-90% ca tử vong do ngộ độc nấm. Hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu và công trình về loại nấm này nhưng đây cũng là loại nấm được liệt vào danh sách nấm độc cần phải tuyệt đối tránh xa.

6. Nấm Webcap (Cortinarius Rubellus Mushroom)

r-59-1632117019.jfif

Ảnh minh họa

Nguồn: Internet

Loại nấm này có tên khoa học là Cortinarius Rubellus, họ hàng đông con cháu nhất trong dòng họ nấm. Chúng là một trong số các loại nấm kịch độc, chỉ với một hàm lượng be bé cũng có thể khiến một người trưởng thành tử vong.

Hàm lượng chất độc cực nguy hiểm có trong nấm Webcap chính là orellanine, được tương truyền là một trong các loại độc tố cực mạnh, đến hiện nay thì khoa học vẫn chưa tìm ra thuốc giải. Vậy nên bạn đừng dại mà dùng loại nấm này.

7. Nấm Mũ Tử Thần (Death Cap Mushroom)

death-cap-1632117019.jfif

Ảnh minh họa

Nguồn: Internet

Trong nấm Mũ Tử Thần có hoạt chất mang tên α-amanitin (amatoxin), chúng là một trong các tác nhân chủ yếu gây nên tổn thương gan và thận suy yếu đến mức khó mà có thể lành hay hồi phục.

Chính xác hơn, loại độc này sẽ gây nên các tổn thương vĩnh viễn cho nội tạng, nhất là gan và thận. Chỉ có duy nhất giải pháp cho người ăn trúng phải loại độc này chỉ có thể là phẫu thuật ghép tạng, thay thế gan mới có thể duy trì được sự sống.

8. Nấm Thiên Thần Hủy Diệt (Destroying Angels Mushroom)

destroyengel-1632117019.jpg

Ảnh minh họa

Nguồn: Internet

Nấm thiên thần hủy diệt (Destroying Angels), là loại nấm cực độc có khả năng phá hủy hoàn toàn cơ thể bằng độc tố amatoxin. Độc tố đi vào cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng ban đầu như chuột rút, đau bụng, mê sảng, co giật, nôn mửa và tiêu chảy, sau đó khi được hấp thụ sẽ gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho thận và đặc biệt là các tế bào gan. Biện pháp duy nhất để cứu người bị trúng độc đó chính là ghép gan, chạy lọc thận.

Nguy hại hơn, loại độc amatoxin có trong chúng còn gây ra cho thận và mô gan những tổn thương vĩnh viễn không lành. Y như Death Cap, muốn cứu sống người đó chỉ có biện pháp ghép tạng.

9. Nấm Đôi Cánh Thiên Thần (Angel Wing Mushroom)

wing-1632117019.jfif

Ảnh minh họa

Nguồn: Internet

Nấm đôi cánh thiên thần (Angel Wing), tên khoa học Pleurocybella porrigens, thường mọc ở Bắc bán cầu. Từng có thời gian nấm đôi cánh thiên thần được xem là thực phẩm, nhưng điều này đã thay đổi vào năm 2004, khi gần 60 người Nhật Bản bị ngộ độc vì ăn chúng, trong đó 17 người đã chết trong vòng 6 tuần sau đó.

Các nhà khoa học hiện chưa thể xác định hết các độc chất của nấm đôi cánh thiên thần. Một loại axit amin có trong nấm tiêu diệt tế bào não động vật khi tiến hành thí nghiệm. Nhiều khả năng nấm cũng chứa nồng độ xyanua ở mức cao.

10. Nấm Mũ Đầu Lâu Mùa Thu (Autumn Skullcap Mushroom)

daulau-1632117019.jfif

Ảnh minh họa

Nguồn: Internet

Nấm mũ đầu lâu mùa thu (Autumn Skullcap) có tên khoa học Galerina marginata. Galerina marginata là một loại nấm lớn có lá tia, nấm thối rữa, nghĩa là nó mọc trên những thân cây gỗ ẩm và làm cho cây bị thối rữa, mục nát. Loại nấm này có cùng độc chất amatoxin như nấm tử thần. Khi ăn phải cây nấm độc Autumn Skullcap có thể bị ngộ độc với các biểu hiện như nôn mửa, tiêu chảy, hạ thân nhiệt, gan bị tổn thương và cuối cùng là dẫn đến tử vong nếu không được điều trị ngộ độc kịp thời. Mặc dù loại nấm này có đặc điểm không giống với các loài nấm ăn được, nhưng một số trường hợp tử vong và ngộ độc do nấm được phát hiện là do thu mua nhầm với nấm Psilocybe gây ảo giác.