1. Súc miệng thường xuyên
Đây là một mẹo trị đẹn miệng khá phổ biến. Súc miệng với nước sô đa, nước trà xanh hoặc các loại thuốc súc miệng có bán trên thị trường như Colgate, Listerine, P/S,… hoặc súc miệng thường xuyên với nước muối sinh lý cũng là một biện pháp tương khá hiệu quả. Nếu bạn không có thời gian để chải răng nhiều lần trong ngày thì có thể súc miệng nhằm thanh lọc môi trường bên trong miệng, giảm cảm giác đau do đẹn và răng miệng của bạn được giữ vệ sinh hơn. Trong thành phần của nước sô đa hoặc các loại nước súc miệng có chứa chất sát khuẩn có công dụng giúp đẹn mau lặn. Phương pháp này đạt hiệu quả từ 20 – 30 %.
2. Tăng cường cung cấp vitamin C
Nếu như bạn bị đẹn mà sau nhiều ngày ăn và uống thực phẩm thanh nhiệt vẫn không giảm, hoặc nổi nhiều đẹn, hoặc đẹn có kích thước lớn thì có lẽ cơ thể bạn đã thiếu vitamin C. Lúc này, bạn cần phải cung cấp thêm vitamin C cho cơ thể bằng việc ăn những loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chuối, ổi, cà chua, quýt, bưởi,…Hoặc bạn cũng có thể mua viên thuốc bổ sung vitamin C tại các tiệm thuốc. Hiệu quả của phương pháp này đạt 30 – 50%.
3. Đánh răng thường xuyên
Đánh răng thường xuyên là một mẹo trị đẹn miệng rất đơn giản. Không nên bôi gì lên đẹn, không cần phải uống bất kỳ loại thuốc nào. Đây là biện pháp đơn giản nhất dành cho người mới bị nổi đẹn lần đầu tiên. Thông qua việc đánh răng thường xuyên hơn (từ 2 lần/ngày trở lên), vấn đề nhiệt miệng sẽ được cải thiện, những vi khuẩn gây bệnh trong miệng bị loại bỏ và đẹn sẽ mau lành. Đồng thời, trong thành phần của kem đánh răng có chứa tinh chất bạc hà, chất tạo mát sẽ giúp làm dịu nhẹ sự đau đớn do đẹn gây ra. Theo nhiều khảo sát, hiệu quả của biện pháp này chiếm tỷ lệ từ 15 – 25 %.
4. Thuốc nước trị đẹn
Từ biện pháp này trở đi là dành mẹo trị đẹn miệng mức độ trung bình đến nặng như: nổi đẹn thường xuyên, nổi nhiều áp tơ, nổi những đẹn kích thước lớn, đẹn lâu lặn (hơn 1 tuần), đẹn không đáp ứng với việc ăn uống thực phẩm mát. Thuốc nước thường được dùng để điều trị đẹn miệng là dung dịch Natri Borat có bán tại các nhà thuốc tây. Đây là loại thuốc bên cạnh tác dụng trị nhiệt miệng còn có công dụng trị nấm miệng ở trẻ em. Hiệu quả của phương pháp này đạt tỷ lệ 40 – 60%.
5. Uống nhiều nước mát
Uống nước mát là một mẹo trị đẹn miệng rất hiệu quả. Chính vì căn nguyên nổi đẹn là do cơ thể tăng nhiệt nên sự thanh nhiệt, làm mát cơ thể là một trong những biện pháp trị liệu toàn thân giúp đẹn chóng lành.
Bạn hãy uống những thức uống thanh mát cho cơ thể như nước dừa, nước rau má, nước ép nha đam, nước rễ tranh,… sẽ rất có hiệu quả, đặc biệt trong những ngày thời tiết nóng nực. Đồng thời, việc làm này sẽ hạn chế sự nổi đẹn tái đi tái lại. Uống nhiều nước mát còn giúp làm đẹp cho làn da, giúp hạ nhiệt miệng và hạn chế những bệnh lý về răng miệng. Hiệu quả trị đẹn miệng của phương pháp này đạt từ 30 – 40%.
6. Thuốc tán rơ đẹn
Theo nhiều thống kê trên thế giới, những loại thuốc tán chuyên trị đẹn lại rất có hiệu quả, vừa làm giảm nhiệt miệng, vừa kích thích đẹn mau lặn, đồng thời cũng có tác dụng kháng khuẩn, giảm hôi miệng. Hiện nay, ở các tiệm thuốc Đông y có bán các loại thuốc tán rơ đẹn như Hầu phong tán, Hầu khoa ngọc dịch đơn,… Dùng thuốc tán rơ lên những vị trí nổi đẹn mỗi ngày 3 đến 4 lần, trong vòng 3 đến 4 ngày sẽ có hiệu quả rõ rệt. Phương pháp này đạt tỷ lệ thành công từ 60 – 80%.
7. Ăn nhiều thức ăn mát
Bên cạnh biện pháp uống nước mát thì ăn đồ mát cũng là mẹo trị đẹn miệng có hiệu quả tương tự. Bạn hãy ăn những loại thức ăn có tác dụng thanh nhiệt cơ thể rau xanh (rau ôm, cải xanh, bù ngót, mồng tơi,…), dưa gang, rong biển,…sẽ giúp mau hết đẹn, kích thích tiêu hóa, giảm căng thẳng tâm lý trong mùa nóng. Hiệu quả của phương pháp này đạt tỷ lệ 35 – 45%.
8. Thuốc ức chế miễn dịch:
Trong những trường hợp đẹn kháng trị, đẹn miệng mức độ nặng thì việc dùng thuốc ức chế miễn dịch là rất cần thiết. Các chuyên gia không khuyến cáo chúng ta tự điều trị tại nhà, mà cần phải có sự hướng dẫn của các bác sĩ. Những người dễ bị đẹn kháng trị như: Bệnh tiểu đường, lao, nghiện rượu, suy giảm miễn dịch,…Ở những đối tượng này, đẹn dễ bùng phát, tái đi tái lại và tồn tại dai dẳng, có thể trên 2 tuần.
Các thuốc ức chế miễn dịch có thể được sử dụng như corticoid, methotrexate, azathioprin,…Tuy nhiên, những người bị đẹn từ mức độ nhẹ đến trung bình, nếu vì lý do chủ quan muốn đẹn lặn nhanh chóng thì cũng có thể áp dụng phương pháp này, nhưng cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Hiệu quả của phương pháp này đạt từ 80 đến trên 90%
9. Thuốc thoa trị đẹn (thuốc rơ đẹn)
Nếu như dùng thuốc nước chưa đạt hiệu quả đáng kể, bạn có thể tìm đến thuốc thoa chủ trị đẹn miệng như là một mẹo trị đẹn miệng kế tiếp. Thuốc có chứa các thành phần kích thích quá trình tiêu viêm giúp đẹn mau lành, đồng thời còn chứa chất gây tê, chất giảm đau giúp làm dịu những cơn đau do đẹn miệng gây ra. Thoa thuốc mỗi ngày từ 4-5 lần sẽ giảm các triệu chứng khó chịu do đẹn gây ra. Những loại thuốc gel thoa trị đẹn có bán tại các nhà thuốc như: Kamistad gel, Daktarin, Orrepaste,…Hiệu quả của biện pháp này đạt xấp xỉ 60 đến 70%.
10. Công nghệ cao trị đẹn
Đây là biện pháp hiệu quả nhất để điều trị đẹn. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng nguồn điện lạnh để đốt những vết đẹn cứng đầu nhất, đẹn kháng trị, khó chịu nhất. Tuy nhiên, từ trước đến nay, tỷ lệ người bị đẹn phải điều trị bằng phương pháp này chiếm rất thấp, dưới 1%. Hầu hết những trường hợp đẹn miệng khó lành là do ung thư, không phải đẹn thông thường nên bệnh này sẽ được điều trị theo hướng của một trường hợp ung thư thể loét. Hiệu quả trị đẹn của phương pháp công nghệ cao này cấp xỉ 99%. Sau khi điều trị bằng phương pháp này, đẹn sẽ lặn hoàn toàn nhưng không có nghĩa là nó sẽ không tái phát.