Mật ong
Theo các chuyên gia về sức khỏe, trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong, vì rất có nguy cơ bị ngô độc. Bởi một số cha mẹ cứ nghĩ mật ông là một loại thực phẩm lành tính, khi dùng sẽ ấm bụng và tăng cường hệ miễn dịch. Nhưng trên thực tế, để trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong sẽ khiến có nguy cơ ngộ độc.
Vì mật ong có thể chứa bào tử botulinum và độc tố của chúng, trong khi hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên chưa có khả năng ức chế bào tử botulinum, từ đó tạo cơ hội cho chúng tồn tại, sinh sản và sinh độc tố trong ruột khiến bé bị ngộ độc.
Gia vị như muối, nước tương, nước cốt gà...
Khi mới bước vào giai đoạn ăn dặm cho trẻ, các bà mẹ không nên thêm bất cứ gia vị nào khẩu phần ăn bao gồm các loại gia vị có chứa natri như: muối, nước mắm, hạt nêm và các loại ia vị khác
Lượng natri thích hợp cho trẻ từ 0 đến 6 tháng là 170 mg/ngày, có thể đáp ứng đủ trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Lượng natri thích hợp cho trẻ từ 6 tháng đến một tuổi là 350 mg/ngày, sữa mẹ hàng ngày hoặc sữa công thức cộng với thức ăn bổ sung có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cơ thể.
Quá nhiều natri sẽ hình thành cho bé thói quen thích ăn mặn, gây mất canxi, tăng gánh nặng cho thận và nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi trưởng thành.
Lưu ý: Sau một tuổi cố gắng cho trẻ ăn nhạt, cha mẹ nên kiểm tra nhãn thực phẩm và chọn thực phẩm ít natri cho bé.
Đường
Không nên cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi ăn quá nhiều đường, và nếu trẻ trên 3 tuổi càng ăn ít đường càng tốt. Vì nếu đã khi quen với khẩu vị ngọt, bé sẽ không thể nào nếm những thứ nhạt hơn.
Nhiều loại thực phẩm tự nhiên chứa đường, chẳng hạn như đường lactose trong sữa và đường fructose trong trái cây, nhưng đường được đề cập ở đây là đường được thêm nhân tạo vào thực phẩm, chẳng hạn như sucrose, mật ong và xi-rô fructose.
Một số đồ uống có đường (kể cả nước hoa quả) và đồ ăn vặt nhiều đường có thể khiến bé dễ bị sâu răng, gây nguy cơ thừa cân, béo phì.
Vào năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng nên cấm việc bổ sung đường nhân tạo vào thực phẩm và đồ uống cho trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 3 tuổi, và nên đưa chất tạo ngọt, nước hoa quả và nước hoa quả cô đặc vào phạm vi hạn chế.
Thực phẩm chứa caffeine: trà, cà phê, sô cô la,...
Không nên cho trẻ nhỏ dùng các loại thực phẩm có chứa nhiều caffein như trà, socola, cà phê.
Vì khi trẻ quá nhỏ, nhưng lượng caffein nạp vào có thể quá lớn sẽ khiến não bộ bị kích thích và hưng phấn. Từ đó dẫn đến các tình trạng như quấy khóc và khó ngủ.
Theo khuyến nghị của Bộ Y tế Canada: Lượng caffeine tối đa hàng ngày cho trẻ dưới 12 tuổi không được vượt quá 2,5mg/kg thể trọng.
Lưu ý: Hàm lượng caffein trong socola không cao, nhưng hàm lượng đường là đáng kinh ngạc nên vẫn cần hạn chế.
Thức ăn rắn nhỏ, thức ăn dễ nuốt nguyên hạt
Khả năng nuốt của bé sẽ được rèn luyện khi lớn lên, tuy nhiên một số loại thức ăn không phù hợp với giai đoạn trước khi trẻ 3 tuổi vì có thể gây sặc.
Ví dụ như các loại hạt nguyên hạt như đậu phộng, hạt dẻ cười, hạt điều,… bé không thể nghiền nát, dễ hóc vào khí quản. Vì vậy nếu cho bé ăn các loại hạt, mẹ nên xay thành bột. Những thức ăn có dạng sền sệt như gạo nếp, thạch không dễ lấy ra sau khi vô tình hít vào khí quản, những thức ăn này không thích hợp cho trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho việc ăn uống của bé, khi trẻ ăn không nên trêu đùa khiến trẻ mất tập trung, dễ bị sặc, hóc.
Đồ chua, thịt nướng, mì gói,...
Thức ăn nhiều đường và muối không thích hợp cho trẻ sơ sinh dưới 3 tuổi. Trẻ lớn hơn cũng nên kiểm soát mức tiêu thụ hợp lý và xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh.
Những thực phẩm ngâm chua, mì gói,... có hàm lượng natri cao đáng kinh ngạc; còn thịt nướng và các loại thực phẩm khác được nấu bằng dầu và nêm nhiều muối sẽ gây gánh nặng cho thận của trẻ.
Cha mẹ hãy học cách xem danh sách thành phần dinh dưỡng trên thực phẩm để có thể giúp bé loại bỏ nhiều loại thức ăn không phù hợp.
Rượu
Tuyệt đối bạn không nên cho trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ sơ sinh uống rượu. Vì rượu chứa các thành phần nguy hiểm. Vì trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển và tăng trưởng các cơ quan chức năng chưa thực sự hoàn thiện, khả năng chuyển hóa cồn còn rất yếu. Lúc này chất cồn sẽ đi phá hoại các cơ quan khác như gan và hệ tiêu hóa. Hơn hết rượu sẽ khiến cho não trẻ chậm phát triển và giảm trí nhớ, cũng như khả năng học tập.
Ngoài rượu thông thường, một số loại thực phẩm truyền thống ở nhiều nơi khác nhau do có chứa cồn nên không thích hợp cho trẻ ăn như: rượu nho, rượu gạo,... Không có liều lượng rượu bia an toàn cho trẻ, dù một chút cũng tiềm ẩn những rủi ro rất lớn.
Thức ăn nấu bằng đồ uống có cồn dù ở nhiệt độ cao vẫn tiềm ẩn nguy cơ tồn dư rượu. Vì vậy khi nấu đồ ăn cho trẻ, chúng ta không được thêm rượu dù chỉ để ướp.
Các sản phẩm không dùng cho trẻ dưới 3 tuổi
Thực tế, có rất nhiều các bậc cha mẹ thường xuyên mua các loại bánh kẹo cho các con nhưng thường không chú ý các thành phần trong bánh kẹo và lưu ý của nhà sản xuất. Có một số loại bánh kẹo trên thị trường hiện nay, được khuyến cáo không nên dùng cho trẻ dưới 3 tuổi. Nếu dùng chúng thường xuyên sẽ gây ra tình trạng phát triển sớm ở thời gian sau của trẻ.