Thói quen sai lầm khi ăn khoai tây mà nhiều người biết những vẫn ăn

Khoai tây là thực phẩm được nhiều người yêu thích vì cho rằng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng nếu ăn sai cách sẽ đem lại những tai hại chết người, đe doạ sức khỏe.
an-nhieu-khoai-tay-1625630445.jpeg

Khoai tây là một món ăn giàu dinh dưỡng vì chứa nhiều tinh bột, cellulose, giàu vitamin B1, B2, phốt pho, đặc biệt khi khoai tây nấu chín cung cấp hàm lượng vitamin C khá cao. Nên khi ăn khoai tây giúp giữ cho huyết áp ổn định và cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi thành mạch tim. Tuy nhiên, khi ăn khoai tây, chúng ta nên lưu ý tránh những sai lầm tai hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Bị tiểu đường không nên ăn khoai tây: Người mắc bệnh này có hàm lượng đường máu luôn cao nên cần hết sức cảnh giác với những thực phẩm carbohydrate. Đồng thời kiểm soát tốt lượng carbohydrate mà cơ thể tiêu thụ để đề phòng đường huyết tăng cao. Trong khi đó, khoai tây có vị ngọt, béo và rất giàu tinh bột. Đó là lý do tại sao người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây.

Phụ nữ mang thai không ăn khoai tây: Khi mang thai, phụ nữ nên hạn chế dùng khoai tây vì cấu trúc solanin trong khoai tây khá giống hormon steroid, nội tiết tố estrogen và progesterone trong cơ thể. Nếu ăn khoai vào cuối ngày sẽ gây khó hấp thụ và có thể gây ra bất thường cho thai nhi. Đặc biệt hơn khoai tây chiên còn chứa nhiều chất béo và muối, dễ gây béo phì và cao huyết áp cho mẹ và tăng nguy cơ cho thai.

Bảo quản khoai tây trong tủ lạnh là sai lầm: Khi ở nhiệt độ dưới 7 độ C, tinh bột khoai tây được chuyển thành đường. Như vậy hương vị khoai tây sẽ không còn tốt và ngon như lúc ban đầu.

Ăn khoai để quá lâu: Khi mua khoai tây, không nên chọn những cũ màu xanh. Màu xanh lá cây trên khoai tây chính là một chất diệp lục và là dấu hiệu thông báo củ khoai đã tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều. Quá trình tiếp xúc này sẽ khiến củ khoai tây sản sinh ra một chất độc tự nhiên (solanine) có thể gây hại cho sức khỏe. Chất độc solanine cũng sẽ sản sinh khi khoai tây bị bầm dập, thâm tím.