Thấy gì qua con số lỗ hơn 2100 tỷ của Grab Việt Nam?

Từ con số 0, Grab nhanh chóng đánh bại các đối thủ cùng ngành và “nuốt” luôn cả Uber chủ yếu do dùng “bom tiền” bơm vào các chương trình khuyến mãi, chạy đua hạ giá, thưởng cho tài xế… trong thời gian đầu xuất hiện ở Việt Nam. Họ đã được như ý khi đang nắm 75% thị phần và xe công nghệ nhiều khi đồng nghĩa vơi Grab.

Mặc dù hoành tráng như thế và đang chiếm khoảng 75% thị trường xe công nghệ ở Việt Nam cũng như liên tiếp tung tiền tấn ra để “hạ gục” đối thủ nhưng 4 năm gần nhất Grab đã lỗ ròng hơn 2100 tỷ và vốn chủ sở hữu của Grab Việt Nam âm khoảng 4.290 tỷ đồng tính đến hết 2019!?

Điều khá bất ngờ khi Công ty TNHH Grab, doanh nghiệp phụ trách hoạt động kinh doanh của Grab tại Việt Nam có vốn điều lệ chỉ 20 tỷ đồng. Càng đáng ngạc nhiên hơn hai cổ đông nắm giữ gồm bà Lý Thụy Bích Huyền (51%) và Grab Inc (49%). Grab Inc là một công ty có trụ sở chính đặt tại Cayman Islands, một thiên đường thuế!

Từ con số 0, Grab nhanh chóng đánh bại các đối thủ cùng ngành và “nuốt” luôn cả Uber chủ yếu do dùng “bom tiền” bơm vào các chương trình khuyến mãi, chạy đua hạ giá, thưởng cho tài xế… trong thời gian đầu xuất hiện ở Việt Nam. Họ đã được như ý khi đang nắm 75% thị phần và xe công nghệ nhiều khi đồng nghĩa vơi Grab.

Tuy nhiên giá phải trả là giờ đây nợ dài hạn của Grab Việt Nam vào khoảng 5.650 tỷ đồng cuối năm 2019, tăng gần 4.300 tỷ đồng so với 2018. Dòng tiền đi vay này nhằm bù đắp thiếu hụt lớn dòng tiền hoạt động kinh doanh và chi cho đầu tư, nhất là tung tiền giành thị phần. Tổng tài sản của Grab hiện gần 2.700 tỷ đồng chủ yếu là tiền mặt và các khoản phải thu. Ví điện tử Moca – thành viên của Grab Việt Nam cũng đang “đốt tiền” trong cuộc đua tại thị trường Việt Nam khi năm 2019 lỗ nặng 147 tỷ đồng, làm âm vốn chủ 56 tỷ đồng!

Tại phiên xử trong vụ kiện của Vinasun, Viện KSND TP.HCM công bố thông tin theo báo cáo của Bộ Tài chính thì giai đoạn từ năm 2014-2017 thì Grab báo lỗ 1.726 tỉ đồng, chủ yếu là tiếp thị và quảng cáo. Trong giai đoạn này thì doanh thu thấp hơn quảng cáo. Cụ thể vào năm 2017 thì doanh thu chỉ 758 tỉ đồng nhưng lỗ 788 tỉ đồng, các năm trước cũng tương tự.

Khi ấy, CEO của Grab Việt Nam thừa nhận năm 2017, Grab lỗ 788 tỉ đồng, và thu 758 tỉ đồng là do chi phí trong bán hàng. Ngoài việc khuyến mãi thì Grab còn thưởng cho đối tác tài xế, chi phí nghiên cứu và phát triển để hỗ trợ cho công nghệ của Grab. Năm 2017, Cục Thuế TP.HCM ra quyết định, trong số 788 tỉ đồng thì có khoảng 41 tỉ đồng không tính vào phần lỗ nên chỉ lỗ 747 tỉ đồng và doanh thu là 758 tỉ đồng, như vậy có thể nói là đã có lãi.

Mặc dù thua lỗ nặng nề như thế nhưng cuối tháng 8/2019, Grab cho biết sẽ tiếp tục đầu tư vào Việt Nam 500 triệu USD (khoảng 11.500 tỷ đồng) trong 5 năm tới. Trước đó, từ khi vào Việt Nam năm 2014, Grab đã đầu tư khoảng 100 triệu USD (khoảng 2.300 tỷ đồng)!

Lãnh đạo Grab “mẹ” có trụ sở ở Malaysia hy vọng tiềm năng và tăng trưởng ở thị trường trong những năm tới cũng như việc mở rộng sang thương mại điện tử, giao hàng và các lĩnh vực khác sẽ đem lại lợi nhuận trong tương lại, khi các đối thủ của họ bị tiền tấn đè bẹp!

Nhưng đó vẫn là hy vọng khi thị trường Grab đang lao vào vô cùng nhạy cảm, cạnh tranh khốc liệt và thói quen, nhu cầu của khách hàng, sự trung thành của tài xế dễ dàng thay đổi nếu Grab lại xem thường họ như vụ tăng chiết khấu và giá cước mấy ngày qua.

Một khi Grab không còn “ưu ái” tài xế, áp dụng cước rẻ với khách hàng và bị cho là doanh nghiệp vận tải để đánh đồng thuế, mất ưu đãi như thời gian đầu thì chắc chắn họ sẽ không còn lợi thế và chẳng có gì đảm bảo sẽ lại làm ăn thuận lợi như thời gian qua. Người khổng lồ nào cũng có yếu điểm và chỉ qua vụ việc ầm ĩ vừa rồi, Grab cũng đang lộ dần những “lỗ hổng” không dễ gì vá víu hay vớt vát lại hàng ngàn tỷ lỗ lã trong vài ba năm tới.