Tại sao Kim sinh Thủy, không phải ai cũng biết

Những người có nghiên cứu về học thuyết ngũ hành, đều biết rằng ngũ hành tương sinh – tương khắc. Ngũ hành tương khắc thì dễ hiểu theo sự suy luận logic bình thường, nhưng với ngũ hành tương sinh, thì yếu tố Kim sinh Thủy lại là vấn đề còn khiến nhiều người tranh cãi chưa thống nhất.

Thế nào là ngũ hành tương sinh

Ngũ hành tương sinh là một khái niệm chỉ mối quan hệ tương sinh của 5 yếu tố. Yếu tố này có thì yếu tố còn lại phát sinh, thúc đẩy nhau phát triển. Thứ tự tương sinh là: Mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc. Sự tương sinh này cứ lặp lại không ngừng.

ngu-hanh-tuong-sinh-1667381005.png
 

 

Những hiểu lầm thường thấy về Kim sinh Thủy

Nhiều người cho rằng yếu tố Kim khi còn nằm sâu trong lòng đất, dưới tác động rất lớn của nhiệt lượng trong lõi trái đất, Kim tan chảy và ở dạng thể lỏng, chảy thành dòng. Chính vì thế, nên nói là Kim sinh Thủy.

Một trường phái khác lại dựa vào Chu dịch để giải thích ngũ hành tương sinh. Họ cho rằng nguyên lý Kim sinh Thủy mà người xưa nói là vì lấy quẻ Càn là biểu hiện của Trời, mà Trời sinh ra mưa để tưới mát cho vạn vật, nên Thủy được sinh ra từ Trời. Mà quẻ Càn có hành Kim nên nói là Kim sinh Thủy.

Tuy nhiên cả hai trường phái này điều bị đối phương phản bác lẫn nhau.

Nếu dựa Kim bị đốt nóng chảy thành nước mà nói là Kim sinh Thủy thì bị phản bác là: Đặc tính của Thủy là mát mẻ, tưới mát, nuôi sống vạn vật từ cỏ cây đến muôn thú. Còn Kim loại bị đốt nóng chảy ra thành nước, tuy ở dạng mềm lỏng, nhưng đỏ chói, nóng bỏng thì sao có thể gọi là “Thủy” được.

Còn nếu nói Càn là Trời thuộc hành Kim sinh ra mưa là Thủy thì Trời cũng sinh ra gió (Tốn), sấm (Chấn) cả hai đều là hành Mộc. Thì nói Kim sinh Thủy theo cách diễn giả này cũng chưa được thõa đáng.

Kim sinh Thủy là do đâu?

Một trường phái khác, chuyên gia phong thủy Nguyễn Quốc Nam (Master Nam ZenMi) lại cho rằng: Kim sinh thuỷ là 1 bí mật lớn, liên quan tới quá trình hình thành thuyết ngũ hành cũng như bối cảnh lịch sử, chính trị và các thời kỳ văn minh liên quan tới các loại dụng cụ từ đồng đến sắt và gang thép. Và cách nhìn của người thời đó về các hiện tượng tâm linh như Thiên Thạch Rơi (được xem như Thiên Ý) thời đó. Bên cạnh đó, theo lịch sử, vua Đại Vũ đã phát hiện ra hiện tượng kim sinh thuỷ khi quan sát thấy khối sắt đen (thiên thạch) tự sinh ra nước. Ông đã bắt đầu nghiên cứu sâu và ghi chép lại vào cuốn sách “Hồng phạm cửu trù" của mình. Vì lẽ đó nên ông lấy màu gốc phong thuỷ mệnh Thuỷ là màu đen.