Tri ân Nhà giáo

Khám phá những điều diệu kỳ tại di tích Phật Cô Đơn TP.HCM

Vào những năm 90 của thế kỉ trước, có một truyền thuyết cho kể rằng, có một tượng Phật Cô Đơn, hay gọi chùa Thanh Tâm: 22 Lê Bá Dương, Lê Xuân Minh, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh.

Tương truyền, vào năm 1955, có một vị cư sỉ tên là Lê Chí Bình cúng dường tam bảo một mảnh đất thuộc quyền sở hữu của ông và xây dựng nên một ngôi chùa có tên là Thanh Tâm.

Lúc bây giờ, Lê Chí Bình nghe qua sự đồn đại rằng chùa Phật học Xá Lợi tại quận 3, đang đúc một tượng phật cho chánh điện. Nên ông mới định mượn khuôn về đúc một tượng phật cho chùa Thanh Tâm. Nhưng lạ thay sau khi đúc xong, tượng phật không vào được chùa Phật học Xá Lợi để an vị phật. Cơ duyên đến, Tổng thư ký hội Phật học Nam Việt lúc này, có ý muốn hiến tặng tượng phật này cho chùa Thanh Tâm.

Để di chuyển tượng phật về chùa Thanh Tâm, những quý phật tử phải dùng trực thăng an vị phật tại chùa. Nhưng rồi đến một mảnh đất gần chùa, trực thăng không bay nổi nữa, mọi người mới ngộ ra rằng phật muốn an vị tại đây.

Rồi chiến tranh diễn ra, chùa Thanh Tâm toang hoang vì bom đạn, nhưng chỉ riêng có tượng phật là vẫn ung dung, hiện hữu giữa mảnh đất mênh mông.

Sau chiến tranh, những người dân đi khai hoang đất đai rồi nhìn thấy tượng phật “cô đơn” giữa đất trời. Từ đó đức phật “cô đơn” ra đời.

(Nguồn: Bỏng Ngô Mario)