Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các biến chứng sau sinh của phụ nữ. Nhưng đáng chú ý hơn hết phải kể đến nhiễm trùng sau sinh. Vì đây được xem là 1 trong 5 căn bệnh hậu sản nguy hiểm và phổ biến ở nước ta. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc sót nhau thai sau sinh hoặc nhiễm trùng các vết thương đường sinh dục.
Các bác sĩ chuyên khoa phụ sản cho biết, nhiễm trùng hay nhiễm khẩn hậu sản là do tình trạng vùng kín bị nhiễm khuẩn trong thời kỳ hậu sản, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập từ bộ phận sinh dục theo đường máu. Từ đó mà chảy ngược dòng vào âm đạo và cổ tử cung gây tổn thương đường sinh dục trong và sau sinh. Thường xảy ra trong thời kỳ hậu sản tức là 6 tuần sau sinh.
Dấu hiệu
Khi bị nhiễm khuẩn sau sinh, tùy vào từng vị trí cư trú của vi khuẩn mà người bệnh sẽ có những dấu hiệu khác nhau, cụ thể:
- Trường hợp phụ nữ bị nhiễm khuẩn ở tầng sinh môn và âm hộ thì người bệnh sẽ có dấu hiệu sưng to, phù nề ở tầng sinh môn, âm hộ, vết khâu tầng sinh môn có mủ.
- Nếu nhiễm khuẩn hậu sản ở cổ tử cung, âm đạo thì sẽ có biểu hiện ra rất nhiều dịch có mùi hôi, khi được tiến hành thăm khám thì sẽ gây đau đớn.
- Nhiễm khuẩn ở cổ tử cung là việc rất hiếm khi xảy ra, diễn biến thường sẽ nặng nề hơn, biểu hiện là dịch sẽ có mùi hôi thối, ứ ra máu, tử cung ngày càng đau nhói mỗi lúc chạm vào.
- Nhiễm khuẩn hậu sản ở phần phụ (buồng trứng, vòi trứng, các dây chằng) thường kéo dài, dễ chuyển biến thành bệnh mãn tính nếu không được điều trị dứt điểm.
Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng
Nguyên nhân nhiễm trùng hậu sản bắt nguồn từ cả giai đoạn trước, trong và sau sinh:
- Có thể do cơ sở vật chất sau sinh yếu kém
- Các chỉ định và kỹ thuật can thiệp không đúng thời điểm trong lĩnh vực sản khoa cũng dễ dàng dẫn đến nhiễm khuẩn hậu sản
- Chăm sóc sản phụ trước, trong và sau đẻ không đảm bảo quy trình
- Các nhiễm khuẩn ở đường sinh dục không được xử trí tốt trước sinh
- Chuyển dạ kéo dài, ối vỡ non, ối vỡ sớm gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hậu sản cho sản phụ.