Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Người lao động lao đao vì đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4

Theo đánh giá của Bộ LĐ-TB&XH, đợt dịch COVID-19 lần này đã tác động mạnh vào những ngành, nghề, khu vực, nhóm lao động chủ yếu, số lượng người có việc làm phi chính thức gia tăng do nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đã buộc phải ngừng hoạt động thời gian dài.

Quý I/2021, hơn nửa triệu lao động mất việc do COVID-19

Trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, dịch bệnh COVID-19 đã đẩy nhiều lao động vào tình trạng không có việc làm. Đồng thời, buộc nhiều người phải trở thành lao động có việc làm phi chính thức.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, tác động của đại dịch COVID-19 lần thứ 4 đã ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động, việc làm. Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam đã có 2 đợt bùng phát dịch COVID-19 (đợt 1 bùng phát ở Hải Dương, Quảng Ninh ngay trước Tết Nguyên đán và kéo dài khoảng 1 tháng; đợt 2 từ ngày 27/4/2021, là đợt dịch nghiêm trọng nhất từ trước đến nay).

Công nhân tại công ty JNTC Vina (KCN Thụy Vân, tỉnh Phú Thọ) được trang bị phòng dịch COVID-19 an toàn trong khi sản xuất. Ảnh minh họa

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong quý I/2021, dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến 9,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên, trong đó 540.000 người bị mất việc và hàng triệu lao động phải tạm nghỉ, nghỉ giãn việc, giảm thu nhập (2,8 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh; 3,1 triệu người cho biết họ bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và 6,5 triệu lao động bị giảm thu nhập).

Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra dịch bệnh COVID-19 khiến tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức tăng cao trong quý I/2021, trái ngược với xu thế giảm tỷ lệ này trong những năm gần đây. Các doanh nghiệp buộc phải chống đỡ bằng nhiều biện pháp; trong đó, có cả các biện pháp tinh giản lao động như cắt giảm, nghỉ luân phiên; tuyển dụng lao động thời vụ, lao động tạm thời để duy trì hoạt động.

Ông Phạm Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và Lao động, Tổng cục Thống kê cho biết: “Điều này làm số lao động chính thức giảm và số lao động phi chính thức tăng, dẫn đến tình trạng tăng trở lại tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức sau nhiều năm liên tục giảm”.

Đặc biệt, theo Tổng cục Thống kê, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I/2021 là gần 1,2 triệu người, mặc dù giảm 60.100 người so với quý trước nhưng tăng 136.800 người so với cùng kỳ năm trước. Đại dịch COVID-19 đã làm tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị tăng cao nhất so với cùng kỳ trong vòng 10 năm qua.

Về tình hình cụ thể, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, dịch bệnh tác động mạnh vào những ngành, nghề, khu vực, nhóm lao động chủ yếu, số lượng người có việc làm phi chính thức gia tăng do nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đã buộc phải ngừng hoạt động thời gian dài.

Do yêu cầu phòng dịch của nhiều địa phương, cơ hội tìm kiếm được việc làm trong khu vực chính thức gặp khó khăn nên người lao động buộc phải chấp nhận làm các công việc kém ổn định, thu nhập không cao (có 19,9% lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và 19% lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã bị ảnh hưởng).

Tại Bắc Ninh và Bắc Giang, tình hình dịch COVID-19 đã tác động mạnh tới thị trường lao động và sản xuất kinh doanh. Tính đến nay, tỉnh Bắc Giang buộc phải tạm đóng cửa 4 khu công nghiệp với 322 doanh nghiệp với tổng số gần 150.000 lao động tạm ngừng việc, tỉnh Bắc Ninh có 42.000 lao động trên tổng số 320.000 lao động phải ngừng việc. TP. Hải Phòng có hơn 30.000 lao động bị ảnh hưởng tiêu cực, tại TP. Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc… một số khu vực phong tỏa, giãn cách đã phải đóng cửa một số hoạt động sản xuất, kinh doanh không thiết yếu, làm ảnh hưởng đến việc làm của hàng triệu lao động.

Lao động ở khu vực thành thị cũng chịu bị tác động mạnh của dịch COVID-19 khi phải tiến hành các biện pháp phòng dịch tại các nhà máy, công xưởng. Bên cạnh đó, giao thương hàng hoá mạnh mẽ chịu tác động nhiều hơn (khu vực nông thôn đến 5%, thành thị 15,6%; nông thôn 10,4%). Trong 3 khu vực thì lao động khu vực nông, lâm, nghiệp và thủy sản chịu ít tác động tiêu cực của dịch nhất (7,5%), tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng (16,5%), khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất (20,4%).

Một số ngành bị ảnh hưởng mạnh như nghệ thuật, vui chơi giải trí, thu nhập của lao động bị giảm 5,2%, vận tải kho bãi thu nhập của lao động giảm 2,7%, dịch vụ lưu trú, ăn uống doanh thu giảm 3%, du lịch lữ hành doanh thu giảm 60,1%. Hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng chịu ảnh hưởng, hiện có 40.000 lao động đã hoàn tất các thủ tục, nhưng chưa thể xuất cảnh.

Giải pháp nào giữ ổn định việc làm cho người lao động?

Trước thực trạng này, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ được tổ chức đầu tháng 5/2021, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đề xuất Chính phủ giao Bộ LĐ-TB&XH khẩn trương nghiên cứu, thực hiện các chính sách, giải pháp hỗ trợ người lao động còn gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh; đồng thời, đẩy mạnh kết nối cung cầu thị trường lao động, các hoạt động hỗ trợ tìm việc làm cho người lao động.

Cụ thể, các bộ, ngành, địa phương cần tạo điều kiện tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất; trong đó, tập trung cải cách quy trình, thủ tục để doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, thuận tiện, kịp thời nhằm kích thích nền kinh tế, cũng như nhu cầu sử dụng lao động. Những biện pháp này không chỉ giúp các doanh nghiệp và người lao động thoát khỏi nguy cơ phá sản, mất việc và giảm thu nhập, mà còn tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

Các cấp công đoàn cần vận động, khuyến khích các DN thành lập các Tổ an toàn COVID-19 để tuyên truyền, vận động NLĐ tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch, hạn chế tiếp xúc xã hội, khai báo lịch trình di chuyển và sức khỏe hằng ngày trước khi vào làm việc.

Cùng với đó, lãnh đạo Tổng cục Thống kê cũng đề xuất, các địa phương tích cực triển khai các gói hỗ trợ đặc thù, đa dạng hóa hình thức trợ cấp, mở rộng các chương trình đào tạo hướng nghiệp phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là lao động nữ, lao động không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động phi chính thức, nhằm ổn định an sinh xã hội, tạo động lực cho người lao động làm việc, góp sức vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Một trong những giải pháp quan trọng nhất hiện nay là chú trọng đào tạo lại nguồn nhân lực, vì thị trường lao động Việt Nam có khoảng 75% lao động không được đào tạo chuyên môn kỹ thuật.

Đây là hạn chế lớn của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh dịch vẫn có những diễn biến mới và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. “Chất lượng nguồn lao động chưa cao sẽ là rào cản ngăn cách cơ hội thích ứng và bắt kịp với các xu hướng công nghệ mới, các phương thức kinh doanh mới của thế giới”, ông Phạm Hoài Nam cho biết.

Để xã hội ổn định, Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp cần tạo dựng quỹ an sinh xã hội để đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho những lao động bị mất việc làm. “Các chính sách này không những duy trì được hoạt động sản xuất mà còn là giải pháp nâng cao năng suất lao động của nền kinh tế” - chuyên gia kinh tế Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê chia sẻ.

Bộ KH&ĐT cũng đã đề xuất Chính phủ giao Bộ LĐ-TB&XH nghiên cứu, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp thúc đẩy hoạt động đào tạo, đào tạo lại người lao động theo hướng giúp người lao động nâng cao kỹ năng, thích ứng tốt hơn trong bối cảnh hậu COVID-19 và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Việc triển khai 11 giải pháp trọng tâm mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến ngày vào cuối tháng 5 mới đây, Ban quản lý các KCN, chủ doanh nghiệp phải tập trung bảo vệ sức khỏe cho công nhân, cho người dân trong lúc này.

Hiện cả nước có 50 công đoàn các KCN, KCX tại 48/63 tỉnh, thành phố, với 304 cán bộ chuyên trách công đoàn, trực tiếp quản lý 5.894 công đoàn cơ sở (84%), quản lý hơn hai triệu đoàn viên công đoàn, đang đóng góp vai trò quan trọng trong việc đại diện, bảo vệ NLĐ tại các khu vực trọng điểm về quan hệ lao động.

Các cấp công đoàn cần vận động, khuyến khích các DN thành lập các Tổ an toàn COVID-19 để tuyên truyền, vận động NLĐ tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch, hạn chế tiếp xúc xã hội, khai báo lịch trình di chuyển và sức khỏe hằng ngày trước khi vào làm việc; chia sẻ, hỗ trợ các lao động gặp khó khăn, giãn việc làm do bị cách ly, giãn việc.

Đối với các trường hợp người lao động mắc COVID-19 tại nơi làm việc, hiện nay đang được đảm bảo chi phí điều trị từ ngân sách nhà nước, ngoài ra khi bị suy giảm khả năng lao động, sẽ được hưởng các chế độ trợ cấp, bồi thường tai nạn lao động, tiền lương trong thời gian điều trị; người lao động bị ảnh hưởng bởi các biện pháp cách ly, giản cách xã hội để phòng ngừa lây nhiễm, đều có chính sách về tiền lượng, chi phí cho các biện pháp phòng ngừa, như tiêm vắc-xin, cách ly tập trung.  

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc hệ thống bảo hiểm xã hội cũng sẽ được hộ trợ các giải pháp phòng ngừa COVID-19 cho người lao động, giúp bảo vệ tính mạng, sức khỏe người lao động, doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh.

Về phía Bộ LĐ-TB&XH, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, cần tập trung triển khai các biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt, thần tốc trong công tác cách ly, khoanh vùng, truy vết. Giai đoạn này, bên cạnh phòng ngừa ở cộng đồng, tại các bệnh viện, cơ sở y tế thì cần chú trọng địa bàn chiến lược là các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi có nhiều doanh nghiệp sử dụng hàng chục vạn lao động. Với các địa phương có đông công nhân, người lao động như Đồng Nai, TP.HCM, cần quan tâm quản lý công nhân, thực hiện giãn cách, cách ly khi rà soát ca mắc SARS- CoV-2. Đặc biệt, cần đẩy mạnh việc quản lý công nhân hai chiều, cả ngày làm việc và ngày nghỉ. Triển khai quyết liệt, các biện pháp cách ly, song vẫn phải quan tâm bảo đảm đời sống cho công nhân, người lao động.

Người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH cũng đề nghị Thủ tướng bổ sung ưu tiên tiêm vắc-xin cho công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, các địa phương tăng cường quản lý xuất nhập cảnh, nơi cư trú, không để lọt các mầm bệnh.  “Việc hỗ trợ các địa phương, người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, Bộ LĐ-TB&XH đang hoàn thiện chính sách hỗ trợ, xin ý kiến các bộ, ngành và sớm báo cáo Thủ tướng”, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết.

Mức hỗ trợ công đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

Tổng Liên đoàn Lao động vừa có Quyết định 2606/QĐ-TLĐ về chi hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, người lao động (NLĐ) bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 từ ngày 27/4/2021. Theo đó, mức hỗ trợ đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 như sau:

- Đoàn viên; NLĐ khu vực có quan hệ lao động (bao gồm cả doanh nghiệp, đơn vị chưa có tổ chức công đoàn) là F0 đang điều trị bệnh, không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch được hỗ trợ tối đa là 3 triệu đồng/người;

- Đoàn viên; NLĐ (tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị có đóng kinh phí công đoàn) là F1 phải cách ly y tế 21 ngày tại nơi cách ly tập trung theo quyết định của CQNN có thẩm quyền; Không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú, doanh nghiệp, không vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch, mức hỗ trợ tối đa là 1,5 triệu đồng/người.

-  Đoàn viên, NLĐ (tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị có đóng kinh phí công đoàn) có quyết định phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có hoàn cảnh khó khăn; Lao động nữ đang mang thai, NLĐ nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi, NLĐ buộc phải nghỉ việc do đang cư trú trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của CQNN có thẩm quyền, mức hỗ trợ tối đa 500.000 đồng/người.