Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Khi nào bạn cần tẩy tế bào chết?

Theo cơ chế sinh học bình thường của da, các tế bào hóa sừng trên cùng của bề mặt da sẽ chết đi và được thay mới bởi các tế bào mới ở lớp dưới (được gọi là chu kỳ sinh học của da). Chu kỳ này thường kéo dài từ 30 – 45 ngày, người càng trẻ tuổi thì chu kỳ tái tạo da càng ngắn, hay có thể hiểu là da luôn được thay mới.
da-kho-mun-la-gi-va-cham-soc-da-kho-mun-dung-cach-ra-sao-1-640x427-1632464362.jpeg

Vì vậy, những người còn trẻ thường sở hữu làn da bóng mượt và mịn màng. Nhưng càng lớn tuổi thì chu kỳ sinh học này của da càng kéo dài, da sẽ chậm đổi mới hơn.

Tuy nhiên khi lớp sừng trên da hết vai trò cần phải bong ra, nhưng chúng không thể dễ dàng bong ra được bởi giữa chúng có 1 lớp “chất dính” để giữ lại. Vì vậy chúng ta cần đến bước tẩy da chết.

Nếu da không được tẩy tế bào chết thường xuyên thì các tế bào da chết này sẽ tích tụ trên bề mặt, da sẽ trở nên sần sùi hơn, thô ráp, xỉn màu, bít tắc lỗ chân lông, khiến da dễ sinh mụn, dễ viêm nhiễm hơn.

Mặt khác, các tế bào chết trên da cũng ngăn cản các dưỡng chất trong các loại mỹ phẩm dưỡng da thấm vào bên trong, từ đó không thể phát huy được tác dụng tối ưu.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thẩm mỹ: Mặc dù tẩy tế bào chết sẽ giúp làn da của bạn loại bỏ được hết các lớp bụi và da chết, khiến cho các dinh dưỡng mỹ phẩm được hấp thụ vào sâu trong da. Tuy nhiên, nếu như bạn thực hiện quá trình này quá nhiều lần sẽ khiến là da bạn dễ bị bào mòn. Bạn chỉ nên tẩy tế bào chết 1-2 lần/tuần cho da dầu và da bình thường. Đối với da nhạy cảm là là 1 lần/tuần. Sau đây là các trường hợp da bạn đang cần được tẩy tế bào chết.

Da tiết ra nhiều dầu hơn bình thường

r-73-1632464362.jfif

Khi bạn bị stress, hormone testosterone tăng đột ngột kích thích tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, sản sinh ra nhiều dầu. Khi nội tiết tố thay đổi, cơ quan bài tiết của cơ thể quá tải, các độc tố sẽ bài tiết thông qua da. Kết quả là da đổ nhiều dầu hơn bình thường. Lúc này, bạn cần tẩy tế bào chết đều đặn 2-3 lần mỗi tuần để làm sạch lớp dầu thừa, bã nhờn, bụi bẩn, tế bào chết mắc kẹt trong lỗ chân lông, ngăn ngừa mụn đầu đen, mụn bọc, mụn viêm phát sinh.

Để da được sạch hơn và loại bỏ các bụi bận tốt hơn, đối với da dầu và da bình thường, bạn nên dùng các loại gel tẩy tế bào chết có dạng hạt sẽ mang lại hiệu quả cho da. Nhưng đối với da nhạy cảm, bạn nên sử dụng loại kem mềm mại không có hạt, tránh gây tổn thương da.

Da khô, nứt nẻ

r-71-1632464362.jfif

Việc da khô nứt nẻ có thể nguyên chính là do bạn không thường xuyên dùng kem dưỡng ẩm để làm mềm da hoặc bạn thường xuyên dùng điều hòa. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu mới đây “lười” tẩy tế bào chết cũng khiến cho da bạn dễ bị khô.

Lớp tế bào già trên da được đào thải qua bước tẩy trang, rửa mặt hàng ngày. Nếu đã hoàn thành quy trình chăm sóc mà da vẫn khô, bong tróc thì bạn cần tăng cường tẩy tế bào chết để loại bỏ lớp sừng trên bề mặt da, giúp các sản phẩm làm đẹp tiếp sau phát huy tác dụng tối ưu.

Da xỉn màu

r-72-1632464362.jfif

Mỗi ngày, làn da sản sinh và tích tụ hàng tỷ tế bào cũ trên bề mặt da. Nếu không được làm sạch kỹ lưỡng, làn da sẽ xỉn màu, sần sùi thiếu sức sống. Các tế bào da chết ngăn cản dưỡng chất của các sản phẩm chăm sóc da hấp thụ sâu vào lỗ chân lông, khiến da không được nuôi dưỡng, về lâu dài sẽ xuất hiện các dấu hiệu lão hóa sớm.