Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Di chứng sau Covid-19 có làm cơ thể bạn suy yếu?

Sau khi đã trải qua quá trình điều trị Covid-19, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cách ly tại nhà. Mặc dù đã trải qua được căn bệnh thập tử nhất sinh, nhưng vẫn có một số người vẫn còn cảm thấy cơ thể rất mệt mỏi và kèm theo các triệu chứng như ho, sốt. Theo một số thông tin lan truyền thì đây là triệu chứng “Long Covid”. Vậy thực hư chuyện này là như thế nào?
r-60-1632121996.jfif
Sau khi đã được điều trị Covid-19, nhưng bạn vẫn thường xuyên nhức đầu có thể là do triệu chứng "Long Covid-19"

“Long Covid” còn được gọi là hội chứng hậu Covid-19. “Long Covid" là một tình trạng đặc trưng bởi di chứng lâu dài - xuất hiện hoặc tồn tại sau thời kỳ nghỉ dưỡng của bệnh coronavirus 2019. Covid kéo dài có thể ảnh hưởng đến gần như mọi hệ thống cơ quan có di chứng bao gồm: rối loạn hệ hô hấp, rối loạn hệ thần kinh và rối loạn nhận thức thần kinh, rối loạn sức khỏe tâm thần, rối loạn chuyển hóa, rối loạn tim mạch, rối loạn tiêu hóa, khó chịu, mệt mỏi, đau cơ xương khớp và thiếu máu. Một loạt các triệu chứng thường gặp, bao gồm mệt mỏi, đau đầu, khó thở, mất khứu giác (mất khứu giác), parosmia (mùi méo mó), yếu cơ, sốt nhẹ và rối loạn chức năng nhận thức.

Một cuộc khảo sát của Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh ước tính rằng khoảng 13,7% những người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 có một hoặc nhiều triệu chứng trong hơn 12 tuần. Chính vì thế, để có thể hồi phục sức khỏe ổn định và tránh suy giảm hệ miễn dịch. Bạn cần có những chiến lược để giúp cơ thể cải thiện sức khỏe một cách tốt nhất.

Chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe

Bạn nên bắt đầu ngày mới với protein, thay vì carbohydrate. Đừng sợ chất béo. Chế độ ăn nhiều chất béo có thể ngăn ngừa việc ăn quá nhiều. Tránh chất béo xấu như dầu hạt, tiêu thụ chất béo tốt như dầu ô liu nguyên chất, dầu mù tạt, dầu quả bơ, dầu dừa. Hạn chế đường – thứ dễ gây viêm nhất, có thể ức chế miễn dịch và thực phẩm chế biến sẵn.

Hơn hết là bạn nên bổ xung nhiều các loại rau củ quả, để qua trình tiêu hóa trở nên tốt hơn. Hạn chế sử dụng quá nhiều nước lạnh, vì lúc này cơ thể của bạn còn chưa phục hồi hoàn toàn, có thể gây ra bệnh viêm họng.

trai-cay-giau-vitamin-c-605x303-1632121996.jpg
Bạn cần bổ sung nhiều các vitamin C cho cơ thể

Bảo vệ đường ruột

Đảm bảo đường ruột khỏe mạnh bằng cách bổ sung lợi khuẩn chống lại các mầm bệnh bao gồm cả nCoV. Prebiotics (tỏi, quả mọng, hành tây và táo) và probiotics (sữa chua, dưa chua, kim chi) giúp lợi khuẩn phát triển mạnh. Hãy ăn nhiều loại rau và trái cây có màu sắc khác nhau.

Ngủ đủ giấc

Hãy tuân theo nhịp sinh học của bạn, đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Ngủ đủ từ sáu đến bảy tiếng để duy trì khả năng miễn dịch của bạn. Để cơ thể loại hết độc tố ra bên ngoài cơ thể, bạn cần ngủ sớm và tránh ăn thức ăn vào ban đêm. Vì chúng sẽ khiến da dày hoạt động liên tục khó cơ thể rơi vào giấc ngủ.

Hoạt động thể thao

Tập thể dục làm giảm viêm nhiễm và cải thiện miễn dịch. Bạn nên tập ngoài trời để cơ thể sản sinh ra vitamin D.

r-61-1632121996.jfif
Vận động thường xuyên giúp bạn lạc quan và tổng hợp các vitamin D

Lạc quan trong suy nghĩ

Căng thẳng giải phóng các cytokine gây viêm, khiến hệ thống miễn dịch phải làm việc nhiều hơn. Các kỹ thuật thiền và thở có thể giúp giảm nhịp tim, huyết áp và viêm, đồng thời kích hoạt quá trình sản sinh chất dẫn truyền thần kinh gây hưng phấn như serotonin và dopamine.

Thúc đẩy quá trình hồi phục bằng chất bổ sung

Vitamin D là chất chống oxy hóa, chống viêm và có thể tăng cường miễn dịch. Thiếu hụt vitamin D có liên quan đến suy giảm chức năng phổi.

Vitamin C giúp giảm CRP (là protein gia tăng nồng độ trong máu ở bệnh lý viêm và nhiễm trùng như Covid-19).

Bạn nên bổ sung nhiều các loại thực phẩm chứa vitamin D như: cá hồi, tôm, lòng đỏ trứng nấm... Và các loại rau, củ, quả như: ổi, cam, lựu... để cung cấp thêm vitamin C cho cơ thể.