1. Quế
Trong vỏ cây quế rất giàu cinnamaldehyde (chất mang lại cho quế hương vị) và axit cinnamic, giúp cải thiện tiêu hóa, hạn chế chướng bụng, đầy hơi, kích thích ăn ngon miệng.
Ngoài ra, quế còn chứa chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể, chống lại tác hại của cơ thể và ngăn ngừa lão hóa.
2. Hạt tiêu đen
Không chỉ có công dụng tạo độ ngon cho các món ăn, hạt tiêu đen còn có công dụng giúp cải thiện tình trạng uể oải và giảm tiết chất nhờn.
Bên cạnh đó, hạt tiêu đen cũng kích thích sự thèm ăn và tuần hoàn mạnh mẽ. Do đó, thực phẩm này được xem là dược liệu trong việc giảm chán ăn, khó tiêu và mệt mỏi.
3. Đinh hương
Với ưu điểm chứa các chất như eugenol, chất kháng khuẩn và khử trùng mạnh, đinh hương không chỉ là một loại gia vị mà còn được xem là dược liệu để chống lại các bệnh nhiễm trùng do virus gây ra.
Đinh hương có công dụng làm gây tê và giảm đau, do đó, loại gia vị này thường được sử dụng để điều trị đau răng.
4. Ớt
Ớt tươi, khô hoặc bột sẽ giúp món ăn trông hấp dẫn hơn. Đồng thời, loại gia vị này cũng thúc đẩy sự trao đổi chất và giữ cho các mạch máu khỏe mạnh nhờ vào capsaicin - hợp chất làm cho ớt có vị cay.
5. Tỏi
Loại gia vị này có hợp chất mạnh gọi là allicin, được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Việc ăn tỏi thường xuyên cũng giúp giảm cholesterol và huyết áp cao.
Tuy nhiên, allicin chỉ được hình thành sau khi các tế bào trong tỏi đã được cắt hoặc nghiền nát.
6. Gừng
Loại củ này có tác dụng ổn định hệ tiêu hóa và hô hấp. Do đó, nó rất hữu ích trong việc kiểm soát ho, hen suyễn, viêm phế quản, dị ứng và tắc nghẽn.
Gừng cũng có hiệu quả trong việc cải thiện tiêu hóa, giảm đau bụng và khó tiêu. Thân và rễ gừng chứa tinh bột, nhựa và tinh chất thơm, có đặc tính chống buồn nôn. Gừng cũng là chất điều chỉnh tốt lượng đường trong máu và lipid máu.