Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Cây đành đành có nhiều công dụng trong hỗ trợ điều trị đau nhức, bỏng, lợi tiểu, vàng da, giải độc...

Trong dân gian, cây đành đành có rất nhiều công dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh, được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền như trị viêm da, vàng da, trị bỏng, thanh nhiệt, lợi tiểu,...

Cây dành dành hay còn được gọi là chi tử, sơn chi tử, thủy hoàng chi, mác làng cương (tiếng Tày); có tên khoa học là Gardenia jasminoides Ellis, thuộc họ Cà phê (Rubiaceae).

Đây là loại cây có vị đắng, tình hàn, là một loại cây nhỏ, cao chừng 1 - 2m, xanh tốt quanh năm, thân thẳng nhẵn phân thành nhiều cành.

cay-danh-danh-chua-benh-1646179334.jpeg
Cây đành đành là loài thực vật được mọc nhiều ở miền Trung và miền Bắc nước ta.

 

Lá mọc đối, có lá kèm to, mặt trên sẫm, bóng. Hoa nở vào mùa hè, mọc đơn độc, cánh hoa màu trắng, không cuống và có mùi thơm nhẹ. Quả dành dành có hình bầu dục hoặc hình chén với 6 - 9 góc, có 2 - 3 ngăn, khi chín có màu vàng đỏ, chứa rất nhiều hạt, mùi thơm, vị đắng.

 

Cây được phân bố nơi hoang vắng: được trồng nhiều ở vùng miền Bắc nước ta. Tại miền núi, dành dành thường được thấy ở các khu vực ven sông suối. Ngoài ra, còn được phân bố ở các nước Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản.

Đành đành được thu hái, chế biến dễ dàng: Quả, vỏ, thân, rễ, lá và hoa đều được dùng để làm thuốc. Lá được thu hái quanh năm và dùng tươi, rễ cây được đào rửa sạch, thái lát và phơi khô, quả sẽ được thu hoạch vào tháng 8-11. Quả dành dành rất hút ẩm nên phải kiểm tra thường xuyên, thấy ẩm phải phơi hoặc sấy khô lại để tránh bị ẩm mốc.

Khi dùng có thể dùng tươi hoặc sấy khô, trong đông y cho rằng dùng tươi có tác dụng thanh nhiệt, sao vàng hoặc sao tươi giúp giảm nóng trong người và để cầm máu.

Thành phần hóa học: Trong dành dành có một glucozo màu vàng gọi là gacdenin. Ở quả, dành dành có chữa những chất như Shanzhisid, Geniposid, Gardosid,…, phần lá có các chất Tanin, Crocnin, D-mannitol,…Còn ở hoa dành dành có chứa Axit gardenic và tinh dầu khá thơm.

Tác dụng dược lý: Theo Y học cổ truyền, dành dành có vị đắng, tính hàn, vào ba kinh tâm, phế và tam tiêu, có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu,…Còn đối với y học hiện đại, dành dành có công dụng điều trị vàng da, viêm gan, hạ sốt,…

cay-danh-danh-1646147443.jpg
Quả đành đành khi chín, hái về phơi khô có nhiều tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Ảnh: T.L

Một số bài thuốc chữa bệnh hữu ích:

Chữa bệnh viêm da, vàng da: 12g dành dành, 24g nhân trần, đường kính. Sắc các nguyên liệu với 600ml nước. Sắc thuốc còn 100ml thì ngưng. Cho thêm đường vào, khuấy đều. Mỗi ngày dùng một tháng thuốc, chia ra thành 3 lần uống trong ngày.

Chữa trẻ con sốt nóng: 7 quả dành dành, đậu sị 20g, thêm 400ml nước sắc còn 200ml, chia 3-4 lần uống trong ngày.

Thanh nhiệt, lợi tiểu: Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc.

Giảm đau khi bị bỏng: Lấy lá dành dành đốt và tán bột, đem trộn với dầu mè và đắp lên vết bỏng.

Chữa đau mắt đỏ: Vài lá dành dành tươi, rửa lá dành dành thật sạch. Dùng nước sôi để tráng qua. Sau đó giã nát lá dành dành. Cho phần lá nát vào miếng gạc mỏng, đắp lên mắt.

Chữa bệnh bí tiểu, sỏi đường tiết niệu: 12g rễ dành dành, 12g kim tiền thảo và 12g lá mã đề. Sắc các nguyên liệu, lấy nước thuốc uống hàng ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc, uống trong vòng 10 ngày.

*Trước khi dùng dành dành làm thuốc chữa bệnh, cần được sự tư vấn của bác sĩ hoặc thầy thuốc.Trường hợp người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ đang mang thai cần thận trọng khi sử dụng các bài thuốc từ dành dành. Dành dành có tính lạnh, vì vậy những người bị tiêu chảy không nên dùng.