Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Cách xử lý chảy máu cam ở trẻ em mà cha mẹ cần biết

Chảy máu cam không phải là một hiện tượng hiếm gặp ở trẻ em. Hiện tượng này do rất nhiều các nguyên nhân khác nhau gây nên. Nhưng trước hết, bạn cần biết cách xử lý chảy máu cam ở trẻ trong những lúc cấp bách.

Nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ

ngan-nhan-chay-mau-cam-1638510958.jfif
Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ nghịch ngợm hoặc có bệnh lý trong cơ thể. Ảnh: T.L

Có nhiều nguyên nhân khiến cho mũi của trẻ bị tổn thương và gây ra tình trạng chảy máu cam, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do:

- Do trẻ tò mò, nghịch ngợm khi chơi các đồ chơi hay vô tình va đập mũi vào đâu đó gây chấn thương cho mũi của trẻ dẫn đến chảy máu cam.

- Do trong mũi có các khối u lành tính và ác tính

- Do ảnh hưởng của độ ẩm trong phòng. Không khí trong phòng quá khô khiến cho tính đàn hồi và co giãn của các màng nhầy vách ngăn mũi bị mất đi. Lúc đó, chỉ cần trẻ chà nhẹ vào mũi hay hắt hơi cũng đủ để gây chảy máu mũi.

- Nhiều trẻ em thường chảy máu cam vào mùa hè. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể trẻ bị nóng trong người làm cho mạch máu với các cấu trúc khác bị vỡ, làm mũi trẻ trở nên ngứa ngáy. Khiến trẻ ngoáy mũi và vô tình gây tổn thương mạch máu.

- Có thể là do trẻ em bị viêm mũi mãn tính và làm các động mạch và tĩnh mạch mở rông làm cho hệ thống khoang mũi bị bất thường, gây nên chảy máu mũi.

- Một vài nguyên nhân khác là do bé bị thiếu hụt vitamin, các bệnh lý do di truyền có sự ảnh hưởng của cấu trúc thành mạch máu hay viêm mạch máu…

Cách sơ cứu cho trẻ khi chảy máu cam

chay-mau-cam-1638510963.jfif
Đừng đưa trẻ nghiêng người về sau có thể nuốt máu gây sặc. Ảnh: T.L

Khi trẻ bị chảy máu cam, cha mẹ có thể tự sơ cứu tại nhà bằng cách thực hiện theo các hướng dẫn sau:

Bước 1: Giữ bình tĩnh cho con vì một số bé khi thấy máu chảy có thể sợ hãi, hoảng loạn và quấy khóc.

Bước 2: Cho trẻ đứng hoặc ngồi ở tư thế thẳng, đầu hơi nghiêng nhẹ về phía trước.

Bước 3: Rửa tay sạch sẽ và bóp phần nửa dưới của mũi. Giữ chặt như vậy trong khoảng 10 phút. Nếu trẻ lớn, bạn có thể hướng dẫn trẻ tự làm để con được cảm thấy thoải mái, dễ chịu.

Sau 10 phút giữ chặt mũi bé, thả ra và chờ đợi. Nếu như máu không chảy nữa thì chỉ cần cho trẻ nằm nghỉ ngơi (nằm nghiêng để tránh máu còn trong mũi chảy xuống họng). Lưu ý rằng, không nên cho trẻ nghiêng người quá nhiều về sau và nuốt máu vì có thể khiến trẻ bị sặc và gây nôn mửa, ngộ độc. Nếu máu không ngừng chảy, tiếp tục thực hiện bước giữ chặt mũi và chờ đợi 10 phút nữa.

Những trường hợp cần đưa trẻ đến bệnh viện để nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ

- Máu chảy liên tục hơn 20 phút và diễn ra nhiều lần.

- Máu không chỉ chảy từ mũi mà còn chảy ra từ miệng khi trẻ ho hoặc nôn mửa.

- Trẻ chảy máu cam, đồng thời xuất hiện cả máu trong nước tiểu, trong phân.

- Trẻ chảy máu cam kèm xuất huyết dưới da (những vết bầm tím không rõ nguyên nhân trên cơ thể).

- Trẻ chảy máu cam nhiều lần và nghẹt mũi kinh niên. Kèm theo đó là máu nhầy, mùi, đỏ da cánh mũi.

- Trẻ tái xanh, nhợt nhạt, đổ mồ hôi nhiều, không phản ứng, kém ăn, gầy yếu, hay nhức mỏi, nổi hạch, gan lách to…