Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Cách phòng ngừa bệnh uốn ván ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Đối tượng mắc bệnh uốn ván chủ yếu là những người đang suy giảm hệ miễn dịch và chưa tiêm vaccine uốn ván. Nếu không chữa trị kịp thời, sẽ khiến bệnh nhân dễ dàng tử vong.

Bệnh uốn ván là gì?

uon-van-1638089864.jfif

Nguồn: Internet

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng nề, do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván có tên Clostridium tetani gây nên. Ngoại độc tố này ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, làm tổn thương não và hệ thần kinh trung ương dẫn đến cứng cơ, có thể gây tử vong.

Ở Việt Nam, bệnh uốn ván phân bố rải rác ở các tỉnh thành trong cả nước và có ở mọi lứa tuổi. Bệnh có thể gặp bất kỳ thời gian nào trong năm, không mang tính chất mùa rõ rệt. Chương trình loại trừ uốn ván sơ sinh được triển khai từ năm 1992. Từ năm 2005, Việt Nam đã loại trừ uốn ván sơ sinh theo quy mô huyện với tỷ lệ mắc uốn ván sơ sinh dưới 1/1000 trẻ đẻ sống.Tỷ lệ tử vong của bệnh uốn ván cao hơn ở những người không tiêm chủng và người lớn trên 60 tuổi.

Nguyên nhân mắc bệnh

uon-van-1638089913.jpg

Nguồn: Internet

Nguyên nhân gây bệnh chính là vi khuẩn Uốn ván, tên khoa học là Clostridium tetani, đây là loại trực khuẩn Gram (+), kỵ khí bắt buộc, có sinh nha bào và gây bệnh bằng ngoại độc tố (tetanospasmin). Do đây là vi khẩn sinh nha bào, nên chúng thích nghi khá tốt với điều kiện tự nhiên bên ngoài, nha bào có thể tồn tại nhiều năm trong một số môi trường phù hợp mà không bị tiêu diệt bởi bất cứ loại thuốc kháng khuẩn thông thường nào, ngay cả khi đã được đun sôi ở nhiệt độ cao. Chúng ta có thể gặp vi khuẩn trong rất nhiều các môi trường khác nhau như: đất, bùn, cống rãnh, phân động vật, dụng cụ y tế chưa được sát trùng…chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bệnh nhân qua những vết thương, vết xước có thể là rất nhỏ cũng có nguy cơ nhiễm bệnh Uốn ván.

Biểu hiện bệnh uốn ván

bieu-hien-benh-1638089864.jpg

Nguồn: Internet

Sốt: Sau 5 ngày bắt đầu phơi nhiễm vi khuẩn, người bệnh sẽ bắt đầu cảm thấy sốt. Đây là dấu hiệu phổ biến của nhiễm trùng uốn ván.

Cứng cơ: Hàm, cổ và lưng cứng là các triệu chứng phổ biến của uốn ván biểu hiện bệnh nhân bị nhiễm trùng.

Đau khắp cơ thể: Cứng cơ sẽ dẫn tới đau khắp cơ thể. Một số bệnh nhân còn bị đau đầu. Đây chính là uốn ván biểu hiện rõ ràng nhất mà bạn nên lưu ý.

Mất nước: Khi nhiễm bệnh, bệnh nhân sẽ đổ mồ hôi nhiều và gây mất nước rất nhanh, điều này chứng tỏ nhiễm trùng uốn ván đang đi sâu vào cơ thể bạn.

Lượng nước tiểu ít và phân cứng: Việc sốt thường gây ra tình trạng mất nước. Chính vì vậy bài tiết nước tiểu giảm và bệnh nhân cũng có thể đại tiện phân cứng.

Đi tiểu thường xuyên: Khi cơ thể người lớn và trẻ nhỏ trở nên dần yếu đi và không thể kiểm soát chứng năng bàng quang và ruột dẫn đến tình trạng đi đại tiện hay tiểu tiện thường xuyên.

Gãy xương: Nhiễm trùng uốn ván gây yếu cơ và xương khiến cho bệnh nhân dễ bị gãy xương.

Nghẹt thở: Nghẹt thở là triệu chứng giai đoạn cuối của nhiễm trùng uốn ván và có thể dẫn tới suy hô hấp.

Khóa hàm: Khóa hàm là một triệu chứng uốn ván biểu hiện giai đoạn cuối cùng của bệnh và thường xuất hiện khi bệnh nhân không được điều trị trong thời gian dài.

Uốn ván trẻ sơ sinh: tình trạng này thường khởi phát trong 2 tuần đầu sau khi sinh với uốn ván biểu hiện: trẻ bỏ bú, cứng cơ và các cơn co cứng.  Thông thường là uốn ván toàn thân và dễ dẫn đến tử vong nếu bé không điều trị.

Cách phòng ngừa bệnh

benh-uon-van-o-tre-1638089864.jfif

Nguồn: Internet

Chi phí điều trị ở bệnh nhân uốn ván khá tốn kém và mất thời gian, tùy theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh có thể từ 2 tuần đến 3, 4 tháng điều trị. Theo thống kê, các trường hợp uốn ván nhẹ chưa cần can thiệp thở máy chi phí 20-50 triệu đồng, còn trường hợp thở máy và biến chứng liên quan bệnh lý tiềm ẩn như tim mạch, gan, thận, chi phí có thể lên đến 200-300 triệu đồng mà vẫn không thể cam kết hiệu quả điều trị.

Theo ThS.BS. Nguyễn Hiền Minh – Phó Giám đốc Y khoa Trung tâm tiêm chủng cho trẻ em và người lớn VNVC khuyến cáo: khi có vết thương trên cơ thể, cần phải rửa sạch, sát trùng, để hở vết thương, không để vết thương bị bịt kín tạo đường hầm, không đắp bất cứ thứ gì lên vết thương để tránh viêm nhiễm. Nếu bị trầy xước, đâm vào đinh, sắt, cát, bụi bẩn… cần xử lý sạch vết thương ngay, sau đó đến bệnh viện để khám và điều trị đề phòng uốn ván. Giữ vệ sinh sạch sẽ vết thương tránh nhiễm trùng đề phòng hoại tử…Hiện nay, vaccine bệnh uốn ván đang được tiêm rộng rãi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ba mẹ cần đăng ký tiêm cho con đúng thời gian và địa điểm để trẻ nhỏ phòng chống bệnh uốn ván nguy hiểm