Corticoid bôi tại chỗ
Corticoid là một loại thuốc chống viêm mạnh, hiệu quả nhanh nhưng cũng chỉ là thuốc điều trị triệu chứng, dễ gây lệ thuộc thuốc và hiệu ứng phản hồi. Do vậy, khi ngừng thuốc có thể gây tình trạng toàn phát, kịch phát, mụn trở lại và nặng hơn.
Các loại thuốc dùng ngoài có chứa corticoid dạng cream, thuốc mỡ như: cortibion, synalar, halog, flucinar, diprosone... cho ra tác dụng tức thời làm nhiều người rất thích và ngộ nhận như da mịn, láng hơn, trắng hơn. Trong thời gian đầu sử dụng thuốc dùng ngoài có chứa corticoid, mụn giảm nhanh chóng nhưng sau một thời gian là một loạt tác dụng ngoại ý xảy ra, hệ thống bảo vệ da bị yếu đi, trứng cá xuất hiện trở lại với tình trạng nặng nề hơn hoặc bị mụn đỏ, mụn li ti, teo da, rạn da, tăng tiết bã nhờn, giãn mạch máu, làm tổn thương da mặt...
Kháng sinh
Vi khuẩn chính gây nên mụn trứng cá đỏ là Propionibacterium acnes (P.acnes). Ban đầu, kháng sinh tiêu diệt được một lượng lớn vi khuẩn nhưng vẫn còn một lượng nhỏ chưa bị diệt nằm sâu trong các nang lông. Vi khuẩn này có thể bị đột biến và có khả năng vô hiệu hóa lại các kháng sinh đó. Do đó, da sẽ quay về tình trạng ban đầu: mụn, viêm mủ, sưng đỏ.
Điều trị kháng sinh bằng đường uống trong một thời gian dài cũng sẽ làm mụn trứng cá bị nặng hơn, gây rối loạn một số chức năng trong cơ thể. Kháng sinh diệt khuẩn đồng thời cũng diệt luôn một số lợi khuẩn như acidophilus - loại có tác dụng làm khỏe, làm sạch tế bào da. Một trong những tính năng của lợi khuẩn là bảo vệ đường tiêu hóa, ngăn ngừa nhiễm ký sinh trùng và nấm. Dùng kháng sinh dài hạn để điều trị mụn trứng cá gây áp lực lên chức năng chuyển hóa của gan, đây chính là một trong những cơ quan quan trọng nhất để thanh thải độc tố, cải thiện làn da.