Lợi ích của việc ăn bưởi
Ăn bưởi thường xuyên giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch. Nó được đánh giá cao vì giàu hàm lượng vitamin C cùng tính chất chống oxy hóa, được biết đến có khả năng bảo vệ tế bào khỏi sự gây hại của vi khuẩn và virus.
Ngoài ra, một số nghiên cứu đã cho thấy vitamin C giúp ích trong việc thúc đẩy thời gian hồi phục khi người bệnh mắc chứng cảm lạnh thông thường.
Không chỉ thế, các nhà nghiên cứu còn nhận thấy các loại vitamin và khoáng chất khác chứa trong bưởi rất tốt cho hệ miễn dịch. Các dưỡng chất này bao gồm vitamin A – được chứng minh có tác dụng giúp bảo vệ cơ thể chống lại chứng viêm sưng và một số loại bệnh truyền nhiễm.
Công dựng của bưởi cũng giúp cung cấp một lượng nhỏ vitamin B, kẽm, đồng và sắt. Sự kết hợp của các dưỡng chất này mang lại hiệu quả giúp cơ thể tăng cường chức năng của hệ miễn dịch. Chúng cũng giúp duy trì sức khỏe làn da do khả năng hoạt động như một “rào cản” bảo vệ da khỏi bị nhiễm trùng.
Múi bưởi còn giúp kích thích sản sinh hormone cholecystokinin – một loại hormone có khả năng điều hòa các chất dịch tiêu hóa và hoạt động như một chất ức chế cơn đói. Nhờ đó, hàm lượng lớn chất xơ chứa trong loại trái cây này cũng có thể giúp làm thỏa mãn cơn đói. Đồng thời, nó còn mang lại cảm giác no bụng giúp tránh tình trạng ăn quá nhiều.
Theo y học cổ truyền quả bưởi là một phương thuốc hữu hiệu giúp điều trị bệnh cúm do khả năng giúp làm giảm tính axit trong hệ thống. Các đặc tính gây chua có tên “naringin” trong bưởi giúp tăng cường hệ thống và đẩy mạnh quá trình tiêu hóa. Naringin cũng được coi là một flavonoid – nguồn chất chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ có trong chế độ ăn uống hằng ngày. Flavonoid còn có tính kháng virus, kháng nấm men, kháng khuẩn, chống ung thư và chống viêm.
Ngoài ra, bưởi còn giúp bạn xoa tan đi những căng thẳng sau những giờ làm việc và học tập. Uống nước bưởi cùng nước chanh theo tỷ lệ 5:5 có thể là một biện pháp không chỉ mang lại sự ngon miệng mà còn giúp cơ thể tươi tỉnh, khỏe khoắn. Thức uống này sẽ giúp thúc đẩy mức năng lượng trong cơ thể tăng vọt nhanh chóng. Nootkatone – một hợp chất cực hiếm và quan trọng trong bưởi, có lẽ là thành phần giá trị nhất trong ngành chiết xuất hương thơm. Ngoài ra, nootkatone còn giúp cải thiện sự chuyển hóa năng lượng trong cơ thể thông qua việc kích hoạt AMPK. Điều này giúp nâng cao sức chịu đựng và mức năng lượng, giúp giảm cân cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Không nên ăn bưởi vào thời điểm nào?
Khi đói
Như chúng ta đã biết, trong buổi có chứa rất nhiều các axit, các axit này khi được dung nạp vào lúc dạ dày rỗng sẽ dễ khiến chúng ta bị đau dạ dày. Hơn hết, người đang trong chế độ giảm cân, nếu dùng bưởi thay cho các bữa chính hằng ngày có thể gây nên tình trạng viêm loét dạ dày.
Vì thế để bưởi phát huy hết công dụng của mình, chúng ta cần ăn một ít cơm để lót dạ trước khi ăn bưởi. Điều này sẽ giúp bưởi phát huy hết tác dụng và cải thiện tiêu hóa. Đồng thời bổ sung thêm các cholesterol tốt trong máu.
Thời điểm ăn bưởi tốt nhất là sau khi ăn cơm hoặc đã ăn một chút gì đó lót dạ. Như vậy bưởi sẽ phát huy tác dụng cải thiện tiêu hóa cho bạn. Đồng thời hạn chế việc tăng cholesterol trong máu.
Khi đang uống rượu, hút thuốc
Trong nước bưởi có chứa chất Pyranocoumarin làm tăng cường chuyển hoá cytochromes P450 (men ruột) gây nên những tác dụng như: Làm tăng độc tính của thuốc lá, nicotin và ethanol, gây hại cho sức khoẻ. Vì vậy không nên ăn bưởi sau khi dùng những chất kích thích trên. Tốt nhất nên sau 48 giờ thôi không hút thuốc lá, uống rượu nữa mới nên ăn bưởi hoặc uống nước bưởi.
Khi uống thuốc
Các chuyên gia cho rằng, việc uống nước chanh hoặc ăn bưởi sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn khi uống thuốc. Tuy nhiên, lượng axit có trong bưởi và chanh sẽ làm giảm đi hiệu quả của thuốc. Ngoài ra đối với một số cơ địa dị ứng dùng một cốc nước ép bưởi để uống một viên thuốc giảm béo thì có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ, thậm chí là dẫn đến bệnh về thận.
Không ăn bưởi khi bị bệnh dạ dày, tá tràng
Người có bệnh dạ dày, loét tá tràng thì nên tránh xa bưởi, ngoài ra, người bị bệnh tỳ hư mà ăn bưởi thì sẽ bị tiêu chảy. Vì sự hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng của họ tương đối kém, chất xơ trong bưởi có thể chưa được tiêu hóa thì đã bị bài tiết ra ngoài, sẽ dẫn đến ảo giác mà chúng ta hay gọi là nóng rát.
Ăn chung cà rốt, dưa chuột
Cà rốt, dưa chuột không được ăn cùng bưởi. Nếu ăn cùng sẽ làm mất giá trị dinh dưỡng của vitamin C trong bưởi.
Không ăn bưởi cùng gan lợn
Gan lợn không được ăn cùng bưởi. Trong gan lợn có chứa đồng, sắt, kẽm… nếu như kết hợp với vitamin C trong bưởi, sẽ làm tăng tốc độ ôxy hóa kim loại, và làm mất giá trị dinh dưỡng vốn có.
Ngoài ra, do trong quả bưởi thường có vị chua làm tụ đờm nên những người bị ho, nhiều đờm thì không nên ăn bưởi.