Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Bạn đã biết công dụng của lá tía tô chưa?

Tía tô là một loại thực vật rất dễ trồng tại Việt Nam. Ngoài dùng làm nguyên liệu để chế biến thực phẩm và ăn kèm với một số món ăn Việt. Tía tô còn là một vị thuốc quý đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Hàm lượng dinh dưỡng từ tía tô

cong-dung-cua-la-tia-to-1628664841.jpg

Lá tía tô có hàm lượng calo thấp, vì mỗi khẩu phần 100 g lá chỉ cung cấp 37 calo. Số calo này chiếm ít hơn 2 phần trăm trong tổng số 2.000 calo được đề xuất hàng ngày. Tuy lá tía tô ít calo nhưng lại có hàm lượng calo cao hơn một số loại lá; 100 g rau xà lách chỉ chứa 15 calo.

Ngoài ra, Lá tía tô rất giàu carbohydrate, cứ 100 g thì có 7 g. Lá tía tô không chứa đường và cung cấp 7 g chất xơ trong mỗi khẩu phần ăn. Do hàm lượng chất xơ dồi dào trong lá tía tô, loại thực phẩm này có thể hỗ trợ giảm cân, vì chất xơ thúc đẩy cảm giác no. Chất xơ cũng thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh và có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và bệnh tim, vì vậy bạn nên tiêu thụ 20 g đến 35 g mỗi ngày.

Công dụng lá tía tô

cong-dung-lam-dep-cua-la-tia-to-1-1628664854.jpg

Hỗ trợ chữa bệnh gút

Người mắc bệnh gút chỉ cần thêm tía tô sống rửa sạch vào bữa ăn hằng ngày là được. Có hai cách để tận dụng loại lá cây này:

– Mỗi khi thấy khớp xương có dấu hiệu sưng tấy lên thì hay lấy lá cây tía tô nhai và nuốt để ngăn chặn cơn đau

– Lấy khoảng 6-12g lá cây cho vào nồi đun sôi rồi chắt lấy nước uống. Không nên đun quá 15 phút vì sẽ làm mất tinh dầu trong lá.

Giảm tình trạng đau dạ dày

Lá cây tía tô có công dụng giảm đau dạ dày. Đó là nhờ tanin và glucosid, giúp chống viêm và làm se vết loét ở dạ dày. Nhờ vào những thành phần hóa học bên trong mà nó có thể giảm tình trạng đầy hơi, sôi bụng, đầy bụng cực kỳ hiệu quả.

Hơn nữa người bệnh bị trào ngược dạ dày và co thắt cũng nên dùng lá tía tô để hỗ trợ điều trị bệnh. Để đạt hiệu quả cao nhất, nên dùng lá cây ở dạng nước sắc. Nhờ vậy mà cơ thể người bệnh mới hấp thụ nhanh hơn, giảm dịch vị về mức bình thường.

Giải cảm

Một trong những công dụng phổ biến nhất của cây thuốc dân gian này là giải cảm. Mỗi khi thời tiết thay đổi là sức đề kháng lại suy giảm khiến cho nhiều người mắc bệnh cảm mạo. Người bệnh nên dùng lá tía tô để xông và nấu cháo để sớm khỏi bệnh.

Xông: Chuẩn bị sẵn lá tía tô, sả, hương nhủ rồi đem đi rửa sạch và ngâm với nước muối. Cho tất cả nguyên liệu và nồi đun nhỏ lửa đến khi sôi thì tắt bếp. Khi xông thì chùm kín chăn, từ từ mở vung để hơi nước thoát ra, chỉ nên để hơi nóng thoát ra ở mức có thể chịu được. Thời gian xông khoảng 10-15 phút.

Ngăn ngừa bệnh tim

Việc sử dụng dầu ăn được chiết xuất từ hạt tía tô có thể ngăn ngừa được các chứng bệnh về tim mạch. Sản phẩm này có thể hỗ trợ người bệnh mạch vành và giúp giảm đi các nguy cơ bị huyết khối.

Trị viêm khớp dạng thấp

Nếu cảm thấy nước tía tô xay khó uống thì hãy thử chuyên sang phương pháp đắp thuốc. Chỉ cần giã nát lá tía tô rồi đắp lên vùng bị viêm khớp là các cơn đau cũng giảm đi đáng kể.

Chống viêm và dị ứng

Hiệu quả về khả năng chống viêm và dị ứng của lá tía tô đã được khoa học chứng minh. Nhờ vào những thành phần bên trong mà nó có khả năng ức chế đi sự kích thích histamine ở các tế bào và giảm đi tình trạng viêm ở da.

Thư giãn tinh thần

Theo nghiên cứu sơ bộ của Trung tâm Y tế Đại học Maryland, trong lá loại cây này có chứa axit rosmarinic, axit caffeic và apigenin giúp ngăn ngừa và điều trị chứng trầm cảm. Khi khuếch tán tinh dầu tía tô thì nó có tác dụng nâng cao tinh thần, cải thiện tâm trạng một cách rõ rệt.

Lưu ý: Trước khi sử dụng lá tía tô để chữa các bệnh trong cơ thể. Bạn cần hỏi qua ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa. Tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm hoặc cơ địa của bạn không phù thuộc với loại lá này.