Viêm xoang là bệnh lý thường gặp ở Việt Nam, chiếm khoảng 25-30% tổng số các ca bệnh tai mũi họng và có xu hướng ngày càng gia tăng. (Ảnh minh họa: Internet)
Nguyên nhân phát bệnh là do ảnh hưởng từ thời tiết, nhiệt độ, không gian ẩm thấp, cơ địa mẫn cảm hoặc vệ sinh cá nhân không kỹ,…
Bệnh này tuy nghe có vẻ không nghiêm trọng, nhưng lại cực kỳ khó chữa. Bệnh kéo dài dai đẳng sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, từ mức độ nhẹ là viêm mũi và viêm xoang cấp tính đến viêm nhiễm nặng do ứ đọng dịch mủ lâu ngày.
Cho nên, bên cạnh việc điều trị theo pháp phương của bác sĩ thì người bệnh cần có chế độ ăn uống hằng ngày hợp dinh dưỡng để việc hồi phục diễn ra nhanh nhất.
Món hẹ hấp trứng – giúp tạo đề kháng
Hẹ vốn là cây thân thảo, giàu dược tính và có mùi thơm rất đặc trưng, chữa được nhiều bệnh về hô hấp. Dịch chiết của lá hẹ có tác dụng kháng khuẩn mạnh với nhiều loại vi khuẩn. (Ảnh minh họa)
Theo Đông y, lá hẹ để tươi có tính nhiệt, nhưng khi nấu chín ăn lại có tính ôn (ấm), vị cay, đi vào các kinh can, tác dụng ôn trung, hành khí, tán độc, tiêu viêm, phòng chống cảm cúm, viêm xoang và chữa ho.
Thực hiện: Trứng vịt 3 quả, lá hẹ 10g, đường phèn 20g. Lá hẹ rửa sạch thái nhỏ cho vào bát cùng với đường phèn, đập trứng vào quấy đều, đem hấp cách thủy cho chín.
Tần suất dùng: Mỗi ngày một lần lúc đói vào buổi sáng nên ăn 3 – 5 ngày.
Tác dụng: Tốt cho hệ hô hấp như viêm xoang, viêm họng.
Món cháo và canh chứa nhiều chất dinh dưỡng chữa viêm xoang
Cá mè - Một ăn món ngon dinh dưỡng (Ảnh minh họa)
- Cháo lá dâu, hoa cúc: Lá dâu 9g, hoa cúc 6g, hạnh nhân ngọt 9g, gạo tẻ 60g. Lá dâu, hoa cúc cho vào nước nấu thành canh rồi bỏ bã, cho gạo đã vo sạch và hạnh nhân ngọt vào nấu thành cháo. Ngày dùng một lần, liên tục 2-3 ngày. Trị viêm xoang mũi mạn tính do phong nhiệt.
- Đầu cá mè nấu hoa hiên: Đầu cá mè 100g, hoa hiên 30g, táo tầu 15 quả, bạch truật 15g, ké đầu ngựa 10g, bạch chỉ 10g, gừng sống 3 lát. Đầu cá rửa sạch, bắc chảo đun sôi mỡ, rán qua 2 mặt, cho vào nồi. Táo lọc bỏ hạt rửa sạch cho tất cả các thứ vào nồi cùng với đầu cá nấu canh. Ăn cá uống canh, kèm trong bữa cơm.
Tác dụng: phù chính trừ tà thông khiếu, trị viêm xoang mũi thuộc dạng co hẹp.
Nước mai rùa, thục địa: Mai rùa 5g, thục địa 9g, trần bì 6g, mật ong liều lượng thích hợp. Cho các vị thuốc vào ấm sắc rồi uống với mật ong, mỗi ngày một thang, liền trong 4-5 ngày.
Thực phẩm không tốt đối với người bị viêm xoang
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, người mắc bệnh viêm xoang cần kiêng những loại thực phẩm có thể khiến tình trạng viêm, phù nề, sưng đau trầm trọng hơn. Bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần tránh xa một số nhóm thực phẩm sau:
- Thực phẩm cay nóng: ớt, hạt tiêu, mù tạt… có thể gây kích ứng vùng niêm mạc mũi, niêm mạc xoang, khiến các bộ phận này sưng tấy, phù nề. Từ đó làm lượng dịch mủ không thể tiết ra ngoài, gây ứ đọng tại các hốc xoang khiến tình trạng viêm nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.
- Các sản phẩm được làm từ sữa: Mặc dù sữa và các sản phẩm từ rất giàu dinh dưỡng, chứa lượng lớn protein, canxi, vitamin D tốt cho sức khỏe, tuy nhiên đối với bệnh nhân viêm xoang, loại thực phẩm này lại được coi là “khắc tinh” bởi nó có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn đường mũi, làm ứ đọng dịch nhầy mủ.
- Đồ ăn chiên rán: Nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ chiên, xào, đồ nướng… chứa các hoạt chất gây kích thích sự tiết dịch nhầy của niêm mạc xoang, khiến tình trạng ứ đọng, tắc nghẽn dịch trong đường thở ngày càng trầm trọng hơn.
- Thực phẩm chứa cồn: Bệnh nhân viêm xoang nên tránh các thực phẩm chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, các loại đồ uống có cồn, cà phê… bởi chúng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus, phát triển mạnh, lây lan sang những vùng lân cận gây ra các biến chứng. Đồng thời, những thực phẩm này cũng làm kích ứng niêm mạc mũi, xoang, gây sưng mũi, khiến bệnh trầm trọng hơn.