Giữa những lúc tâm dịch như thế này, ta mới cảm nhận hết được những tâm tình mà người “mẹ” bao dung Sài Gòn dành cho những người con tha hương cầu thực. Bấy lâu nay “mẹ” đã luôn nuôi dưỡng và bao dung cho các con, đến thời điểm này đến lúc “mẹ’’ cần nghỉ ngơi...
Những băng ghế đã vẫn nằm đó dưới những giọt nắng, cơn mưa Sài Gòn mà chẳng ai hay ai biết. Mới hôm nào còn tấp nập bóng người qua lại, mà hôm nay lại lẽ loi giữa phố phường thành phố thênh thang.
Mới ngày nào, còn là tụ điểm tụ tập vui đùa, uống của giới trẻ Sài Gòn, mà nay cành hoa độc nhất tại thành phố phải lặng lẽ nhìn Sài Gòn mệt mỏi qua cơn sốt “thập tử nhất sinh”.
Nhưng cũng đâu đó vẫn thấy được những tấm lòng hảo tâm, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo cho những mãnh đời bất hạnh hơn mình. Những bao gạo nhỏ, những thùng mì tôm được vận chuyển khắp phố phường. Tuy không đáng là bao, nhưng nó thể hiện được tấm lòng hào sảng của người dân thành phố trong những lúc đại dịch như thế này.
Được mệnh danh là thành phố không ngủ, thế mà hôm nay thành phố ấy ngủ thật rồi, ngủ một giấc dài sau những ngày tháng mệt nhọc xô bồ. Nhưng có điều thành phố ấy ngủ giữa những ngọn đèn xanh đỏ của chính mình.
Rồi đâu đó, những của hàng tạp hóa, những siêu thị tự phát mọc lên lúc nào không hay. Người dân có thể thỏa sức lấy những gì mình cần nhưng không phải trả bất kỳ một đồng nào. Nhưng lạ thay hàng hóa của những cửa hàng siêu thị ấy luôn tấp nập hàng hóa và thức ăn, mặc dù là miễn phí.
Đất Sài Gòn là vùng đất nhân hậu, nghĩa tình và bao dung sẵn sàng ôm trọn những người con tại những vùng đất khác. Nhưng có lẽ do lo lắng quá nhiều cho người con xa xứ, nên người “mẹ” bao dung Sài Gòn đã thấm mệt. Tội nhất vẫn là những người con xa xứ, xa vòng tay của người “mẹ” Sài Gòn là bao bão lòng.
“Vé số không chú ơi”, có lẽ đây là tiếng nói thân thương và triều mến nhất, mà đi dọc những con hẻm hay góc đường Sài Gòn nào chúng ta cũng có thể nghe thấy. Nhưng mấy hôm nay, tiếng rao ấy bỗng nhiên trở nên vắng lặng không rõ nguyên nhân, không biết những con người tha hương cầu thực ấy đang ra sao, có khó khăn gì không. Bởi được rong ruổi trên những con đường Sài Gòn bán từng tờ vé số, là ước mơ duy nhất của họ lúc bây giờ.
Xót xa thay khi nhìn thấy những đứa trẻ phải tự mình đi đến những khu cách ly, không gia đình, không người thân. Nhưng trong đôi mắt ấy, ta vẫn nhìn thấy được sự lạc quan, sự kiên cường từ một đứa trẻ. Chính những hình ảnh này đã tạo thêm phần động lực cho những người chiến sĩ nơi tuyến đầu tổ quốc, quyết tâm hết mình vì đẩy lùi đại dịch cho dân tộc.
“ầu ơ, ví vầu, con ơi con ngủ đi ngủ”, có lẽ trước những tình cảnh này, những cô tình nguyên viên sẵn sàng là một người mẹ thứ hai cho những thiên thân bé nhỏ. Giữa lúc tâm dịch bỗng xuất hiện một hình ảnh dễ thương.
(ảnh: Họa sĩ Lê Sa Long)