1. Bạn cảm thấy thế giới như sụp đổ khi mình mắc lỗi
Nếu mắc lỗi, bạn hoàn toàn có thể tha thứ cho mình và tự nhủ đây là một bài học kinh nghiệm. Nhưng khi chưa thấu hiểu bản thân, bạn thường đánh giá mình khắt khe thái quá và đôi khi là thiếu khách quan.
2. Bạn phản ứng ngay tức khắc với những chuyện nhỏ nhặt
Một khía cạnh của việc tự thấu hiểu chính là tự kiểm soát. Những người hiểu chính mình sẽ biết cách kiểm soát cảm xúc của bản thân để tránh việc “nổi đóa” không mong muốn. Đó là vì họ biết họ chỉ có một lượng năng lượng nhất định, cần phải tránh lãng phí vào những chuyện vặt vãnh không đâu.
Mình biết rằng quá trình tự thấu hiểu là một hành trình rất dài, nhưng mỗi nỗ lực chúng ta đặt vào đó thì rất xứng đáng. Hãy nhớ rằng quá trình này chỉ bắt đầu khi bạn chịu tách bản thân ra khỏi cái cách mà ngoại cảnh nhìn nhận bạn.
3. Bạn tìm kiếm sự thật về bản thân ở bên ngoài
Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là việc bạn đi tìm những câu trả lời, những lý do và động lực từ ngoại cảnh. Hãy nhớ rằng, câu trả lời cho tâm trạng, cảm xúc và cả định mệnh của bạn chỉ có thể tìm thấy trong chính bản thân bạn mà thôi.
4. Bạn tìm kiếm sự công nhận/ủng hộ từ những người “quyền lực”
Bạn có một danh sách những người mà mình luôn đề cao và ngưỡng mộ. Bạn luôn mong mỏi họ công nhận tài năng hay thành quả của mình, bạn đợi họ ủng hộ quyết định của mình và cho rằng như vậy thì giá trị của bản thân mới được chứng tỏ. Và đây chính là dấu hiệu dễ nhận thấy của sự “không chắc chắn” được gây ra bởi việc chưa thấu hiểu bản thân.
5. Bạn không ngừng so sánh mình với người khác
Bạn nghĩ rằng rất nhiều người đang làm một việc nào đó, cho nên nó cũng là con đường đúng đắn cho mình? Sự thật không phải lúc nào cũng vậy. Việc so sánh bản thân với người khác là cách sai lầm để có được câu trả lời cho câu hỏi: Bạn là ai và bạn có khả năng gì. Liệu có hợp lý không nếu bạn so sánh một vận động viên bơi lội với một cầu thủ bóng đá? Đơn giản là mỗi người có khả năng và định hướng khác nhau nên bạn sẽ chẳng thể hiểu về bản thân nếu cứ mãi mắc kẹt trong cái bẫy của sự so sánh.
6. Bạn hối hận vì đã nói “có” hoặc “không”
Hay nói cách khác, bạn luôn nghi ngờ về mọi quyết định của mình, cho dù là lớn hay nhỏ. Và kết cục là bạn thường đưa ra lựa chọn mà mình không thực sự mong muốn. Chẳng hạn như, không ít lần bạn nói “có” chỉ đơn giản vì số đông cũng vậy. Bị chi phối bởi người khác mà không lắng nghe con tim và lý trí của bản thân nên quyết định của bạn thường dẫn đến sự nuối tiếc về sau.
7. Bạn bị tác động nặng nề bởi những sự chỉ trích, chế giễu
Khi chưa tự đề ra hoặc hoàn thiện hệ quy chiếu để đánh giá những hành động của mình, bạn lệ thuộc hoàn toàn vào ý kiến của người ngoài khi xem xét giá trị của bản thân. Nếu bị ai đó chỉ trích hay chế giễu, bạn cảm thấy suy sụp và thay vì cân nhắc tính đúng đắn của chúng, bạn lại tự dằn vặt mình cả một thời gian dài.