Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

5 quốc gia có truyền thống đón giáng sinh kỳ lạ nhất thế giới

Giáng sinh được xem là một trong những ngày lễ lớn của các quốc gia phương Tây. Tuy nhiên, mỗi quốc gia khác nhau sẽ có truyền thông đón giáng sinh một cách độc đáo và riêng biệt. Kỳ hoặc nhất phải kể đến các quốc gia như: Thụy Điển, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Na Uy, Iceland.

1. Truyền thông ăn KFC vào đêm giáng sinh của người Nhật

Tại quốc gia Nhật Bản hầu như có rất ít người theo đạo Thiên chúa giáo và họ không có truyền thống tổ chức giáng sinh lâu đời. Tuy nhiên, bằng sự dẫn dắt nhu cầu của các chuyên gia marketing đã thuyết phục người dân rằng, ăn KFC là một trong những truyền thống của ngày lễ Giáng sinh.

Mọi chuyện bắt đầu từ những năm 1970, khi khách du lịch nước ngoài đến thăm Nhật Bản và ăn gà KFC như một món thay thế cho món gà tây truyền thống trong dịp Giáng sinh. Với một chút trợ giúp từ quảng cáo, xu hướng này đã bùng nổ với người dân địa phương.

Ngày nay, các báo cáo cho biết, doanh số bán hàng tại các nhà hàng KFC vào dịp Giáng sinh cao gấp 5 lần so với các thời điểm khác trong năm, với nhiều khách hàng đã đặt hàng gà rán trước nhiều tháng.

2. Truyền thống làm mô hình người nông dân đang “đại tiện” của người Tây Ban Nha

nguoi-tay-ban-nha-lam-mo-hinh-nguoi-dang-dai-tien-1639035857.jpg
Nguồn: Internet

Mỗi quốc gia lại có một sắc thái đón giáng sinh vô cùng lạ lẵm, trong đó phải kể đến Tây Ban Nha. Mỗi năm vào trước tuần lễ giáng sinh, ở Catalunya lại xuất hiện “el caganer”. Đây hoàn toàn là những mô hình được làm bằng gốm và xây dựng với hình dáng một người nông dân đang đi đại tiện.

Theo truyền thuyết kể rằng, việc tạo mô hình người nông dân vào ngày lễ giáng sinh sẽ giúp việc bón phân cho mùa màng trở nên tươi tốt và bội thu, mang lại nhiều năng suất cho người nông dân. Cũng chẳng biết niềm tin này bắt nguồn từ bao giờ. Nhưng những mô hình kỳ quặc này là một phần của lễ kỷ niệm Giáng sinh ở địa phương này trong nhiều thế kỷ.

3. Người Na Uy giấu chổi trong dếm giáng sinh

nguoi-na-uy-giau-choi-cua-ho-1639035857.jpg
Nguồn: Internet

Người Na Uy có truyền thống giấu chổi của họ khỏi tầm nhìn vào đêm Giáng sinh. Ngoài việc, họ muốn tránh đi việc dọn dẹp trong những ngày lễ, người Na Uy còn có đức tin về một truyền thuyết rằng, nếu cây chổi của họ bị bỏ quên qua đêm, những phù thủy xấu tính sẽ đánh cắp chúng và cưỡi đi suốt đêm, tàn phá đêm Giáng sinh của họ.

4. Iceland giành được quà từ các chú lùn Yule Lads

iceland-gianh-duoc-qua-tu-cac-chu-lun-yule-lads-1639035857.jpg
Nguồn: Internet

Ở xứ sở Iceland những đứa trẻ chẳng bao giờ mong đợi quà từ ông già Noel mà chúng chỉ mong chờ sự viếng thăm của những chú lùn 13 Yule Lads. Tùy thuộc vào hành vi của những đứa trẻ ngoan hay hư mà món quà chúng nhận được từ chú lùn sẽ là quà đẹp hay chỉ là những củ khoai tây hỏng. Thường thì những đứa trẻ tại đất nước này sẽ nhận quà việc treo một chiếc giày nơi cuối giường của chúng, khác với ông già Noel là trao qua từ những đôi tất giáng sinh.

Không phải tất cả các Yule Lads đều thân thiện. Vì vậy, những đứa trẻ sẽ phải suy nghĩ lại về những hành vi sai trái của mình trước Giáng sinh.

5. Người Thụy Điển có truyền thống đốt một con dê khổng lồ

nguoi-thuy-dien-dot-mot-con-de-khong-lo-1639035857.jpg
Nguồn: Internet

Theo thói quen của người dân Thụy Điển, vào đúng ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng 12, những người dân ở Gävle, Thụy Điển sẽ tìm mọi cách dựng một con dê bằng rơm khổng lồ trên quảng trường chính của thị trấn. Và sau đó họ để nó đứng một mình giữa một thời tiết se lạnh, góp phần mang lại sự vui tươi cho cả thị trấn. Nhưng, những kẻ có tâm địa xấu xa thường xuyên tìm cách để phá hoại và đốt cháy nó.

Julbocken (con dê Giáng sinh) hầu như năm nào cũng bốc cháy kể từ năm 1966, khi nó được đặt lần đầu tiên, và giờ đây, hằng năm, người Thụy Điển luôn theo dõi tin tức chặt chẽ để xem liệu nó có thể vượt qua Giáng sinh một lần không.

Các nhà chức trách đã thử đủ mọi cách để răn đe người dân đốt dê, từ lắp đặt camera quan sát đến tẩm rơm bằng vật liệu chống cháy. Họ đã có được thành công ngắn ngủi vào năm 2015, khi con dê sống sót đến tận đêm Giáng sinh – rồi lại bị thiêu rụi hai ngày sau đó.