1. Ngâm nước chanh
Để rau muống xào không bị thâm đen và yểu. Trước khi xào rau, bạn cần cho rau muống vào một thao nước sạch chứa nước chanh pha loãng. Khi nào cần xào rau, bạn chỉ cần vớt chúng cho ráo nước và chế biến.
2. Luộc rau trước khi xào
Hoặc bạn có thể chần xơ qua rau muống trước khi bắt đầu xào nấu. Nên nhớ rằng, bạn chỉ chần xơ qua chúng và không để quá lâu. Việc này có thể giúp cho món rau muống xào chín tới và bạn không phải xào rau trong một thời gian dài trên chảo, tránh được trường hợp rau muống chuyển sang màu vàng.
Khi chần không được đậy nắp kín và đổ nước ngập rau. Vớt ra ngay khi rau vừa chín rồi xả sơ qua nước lạnh để giảm nhiệt độ, tránh trường hợp hơi nóng còn giữ lại sẽ khiến rau bị chín quá.
3. Xào rau nhanh với lửa to
Để món rau xanh mướt, bạn cũng nên chú ý đến kỹ thuật chế biến. Khi xào rau muống, nhất định phải chú ý đến lửa, phải chọn mức lửa to, xào nhanh tay. Vừa cho rau vào chảo là phải đảo nhanh tay, vặn lửa to cho đên khi rau chín thì cho muối vào đảo tiếp, đảo một lát thấm muối là cho ngay ra đĩa.
Lưu ý, từ khi xào chín rau đến khi cho ra đĩa không nên để quá 3 phút, vì càng để lâu rau sẽ bị vàng hoặc chín nẫu, đổi màu.
4. Thêm giấm trắng vào rau
Muốn rau xanh mướt được lâu, trước khi cho rau ra khỏi chảo bạn nên dùng 1 thìa giấm rót lên thành chảo theo hình tròn lòng chảo, không đổ trực tiếp lên rau, sau đó bạn đảo nhanh đều tay cho giấm tác động lên lớp ngoài của rau, giúp giữ nguyên màu xanh non mướt mắt.
Mỗi lần xào rau, bạn chỉ nên cho lượng rau muống phù hợp với kích thước chảo. Vì nếu lượng rau quá lớn sẽ khiến cho bạn không thể đảo đều tay, dẫn đến rau bị nát.
5. Lưu ý khi xào rau muống và thịt
Khi xào rau muống với các loại thịt như: thịt bò, thịt heo, bạn cần xào thịt trước rau muống. Sau khi thịt đã chín bạn cần vớt thịt ra để riêng một đĩa. Lúc này bạn cho lửa lớn và xào rào muống. Khi đã cảm nhận rau đã chín tới, bạn cho thịt vào xào cùng rau. Việc này sẽ khiến cho rau của bạn không bị nhừ và thịt sẽ không quá dai.