4 loại thuốc tài xế không nên sử dụng khi tham gia giao thông

Khi tham gia giao thông, nếu sử dụng 4 loại thuốc này sẽ cho những tác dụng phụ làm cho mất kiểm soát tay lái.

Uống thuốc khi lái xe sẽ gây ra nguy hiểm gì?

chong-buon-ngu-khi-lai-xe-6-1635413078.jpg
Những tác dụng phụ của thuốc sẽ khiến bạn dễ gặp tai nạn trên đường. Ảnh: T.L

Như chúng ta được biết, hầu hết tất cả các loại thuốc sẽ không hề ảnh hưởng đến khả năng lái xe của bạn. Nhưng bạn đừng quên rằng, có một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn sẽ sinh ra rất nhiều các tác dụng phụ khiến bạn gặp nguy hiểm khi lái xe như: buồn ngủ, mờ mắt, đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu, mất khả năng tập trung, chú ý, buồn nôn.

Có thể nói những tác dụng phụ của thuốc này mặc dù không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bạn cả. Nhưng mặt khác chúng sẽ dễ dàng khiến bạn gặp rất nhiều nguy hiểm khi lái xe. Vì có nhiều loại thuốc sẽ mang lại tác dụng phụ trong vài giờ nhưng cũng có thể là kéo dài sang ngày hôm sau. Điều này khiến việc lái xe đường dài hay đường ngắn đều nguy hiểm đối với bạn. Nếu chỉ cần ngủ quên trong 1s vì tác dụng phụ của thuốc, bạn có thể gây tai nạn bất cứ lúc nào.

Một số loại thuốc không nên dùng khi lái xe.

thuoc-an-than-co-gay-hai-khong-7-768x576-1635413078.jpg
Bạn không nên dùng thuốc an thần khi lái xe. Ảnh: T.L

Thuốc an thần

Những người khi gặp tình trạng mất ngủ, thường xuyên sử dụng thuốc an thần để có thể đem lại một giấc ngủ ngon. Nhưng khi lái xe, thuốc an thần sẽ trở thành mối nguy hại rất lớn đối với bạn. Vì thuốc an thần thuộc nhóm benzodiapine có nguy cơ khiến bạn dễ gây tai nạn khi lái xe, đặc biệt là người lớn tuổi.

Bệnh nhân dùng thuốc an thần nặng để điều trị được khuyến cáo không nên lái xe. Đồng thời, nếu có sử dụng rượu bia, càng không được phép, vì điều này sẽ khiến người điều khiển phương tiện giao thông cảm giác mất tập trung, đau đầu...dễ xảy ra tai nạn. 

Thuốc kháng histamine

Đây là một loại thuốc chống say xe, tàu. Tuy nhiên, loại thuốc này lại có những tác dụng phụ như: chống mặt, buồn ngủ… Việc lạm dụng loại thuốc này sẽ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi không thể điều khiển được tay lái và khiến người điều khiển dễ gặp tại nạn giao thông

Tuy nhiên, đối với thuốc kháng histamine ở thế hệ mới sẽ không có tác dụng gây buồn ngủ được cho là an toàn hơn. Nhưng khi dùng loại thuốc này, bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Những người sử dụng các loại thuốc này lần đầu tiên phải được cảnh báo không lái xe cho đến khi xác định được liệu họ có dễ bị các tác dụng phụ này hay không.

Thuốc chống trầm cảm

Nên theo dõi các cá nhân đang dùng thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống loạn thần trong giai đoạn điều chỉnh liều ban đầu và không nên lái xe nếu họ có bất kỳ dấu hiệu nào về tình trạng buồn ngủ hoặc hạ huyết áp.

Thuốc kháng cholinergic

Thuốc kháng cholinergic thường gây ra tình trạng an thần và mê sảng (khởi phát cấp tính của suy giảm nhận thức thường liên quan đến ảo giác và mức độ ý thức dao động), đặc biệt là ở người lớn tuổi. Cá nhân (và gia đình của họ) nên được cảnh báo rằng những người gặp phải những tác dụng phụ này không nên lái xe.

Ví dụ về các loại thuốc có thể có tác dụng kháng cholinergic bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần, thuốc kháng histamine và thuốc chống ngứa, thuốc an thần và thuốc chống nôn.

Nếu phải uống thuốc khi lái xe, bạn nên làm gì?

lai-xe-16350418081841722099970-0-69-900-1509-crop-1635042467981525867214-1635413115.jpg
Bạn nên xem các khuyến cáo của thuốc trước khi dùng. Ảnh: T.L

- Khi bạn là một người chuyên phải lái xe trong một thời gian dài, bạn cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ để họ có thể giảm đi lều lượng của thuốc hoặc thay đổi một loại thuốc không có tác dụng phụ đối với bạn.

- Trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào, bạn cũng cần xem các khuyến cáo trên bao bì xem có phù hợp với người tham gia giao thông hay không. Nếu có, bạn không nên sử dụng chúng mà hãy hỏi qua ý kiến bác sĩ để được kê toa một lọai thuốc đặc trị khác.

- Không nên tự ý dùng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt…khi đang tham gia giao thông

- Trao đổi với bác sĩ về tất cả các sản phẩm thuốc bạn đang sử dụng, bao gồm các sản phẩm theo đơn, OTC, thực phẩm chức năng và thảo dược,...

- Bạn cũng nên báo với bác sĩ điều trị về bất kỳ các tác dụng phụ của thuốc mà bạn gặp phải, để có thể đưa ra hướng giải quyết.