Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

10 sự kiện dị thường về cơ thể của chúng ta

Cơ thể con người chứa đựng những sự kiện thật kỳ diệu. Cho dù chúng ta không thích nghĩ về nó quá nhiều, điều đó vẫn là sự thật.

Cơ thể con người chứa đựng những sự kiện thật kỳ diệu. Cho dù chúng ta không thích nghĩ về nó quá nhiều, điều đó vẫn là sự thật.

Cơ thể chúng ta được tạo thành từ 206 xương, 650 cơ, 72.000 tĩnh mạch, tất cả đều được tạo ra từ 30.000 tỷ tế bào trong mỗi người chúng ta. Mặc dù tất cả chúng ta đều độc đáo theo những cách riêng của mình, nhưng cơ thể nói chung ít nhiều đều giống nhau. Bạn có tin hay không: tất cả chúng ta đều có một số tính năng thực sự kỳ lạ và đáng ngạc nhiên được tích hợp trong những cỗ máy mà chúng ta gọi là cơ thể này. Mặc dù còn rất nhiều điều chúng ta cần biết về sinh lý của mình, nhưng đây là một số chi tiết vẫn khiến chúng ta kinh ngạc.

Mắt người có thể bắt được những hình ảnh ở độ phân giải xấp xỉ 500 Megapixel

210510-dnp-10-su-kien-di-thuong-ve-co-the-01-1621740130.jpg

Nhà khoa học kiêm nhiếp ảnh gia, Tiến sĩ Roger Clark, đã vận dụng giả định rằng mắt người có thể chụp được cảnh vật với độ phân là 576 megapixel. So sánh với máy ảnh iPhone trung bình thường từ 8 đến 12 megapixel. Tuy nhiên, mắt của chúng ta không hoạt động như máy ảnh, chụp những hình ảnh đơn lẻ. Chúng có những điểm không hoàn hảo và những điểm mù không cho phép chúng ta phân biệt được các pixel.

Khi chết đi, cơ thể chúng ta được tiêu hóa bằng chính các enzyme tiêu hóa thức ăn của chúng ta khi còn sống

song-1621740389.jpg

Có một số lượng lớn các enzyme mà cơ thể chúng ta sản xuất để tiêu hóa thức ăn và chúng đến từ nhiều tuyến nước bọt của chúng ta. Điều này bao gồm dạ dày, ruột, tuyến tụy và gan. Khi chết, cơ thể chúng ta bắt đầu phân hủy trong vòng vài phút. Các enzyme được giải phóng, mở màn là những enzyme trong gan có số lượng enzyme lớn nhất và chúng bắt đầu tiêu hóa màng tế bào. Quá trình tự tiêu này được gọi là quá trình tự phân.

Trái tim bơm đủ máu trong một đời người để lấp đầy khoảng 1 triệu chiếc thùng

thung-1621740389.jpg

Số nhịp tim thực tế có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng trung bình là khoảng 72 nhịp mỗi phút. Với mỗi nhịp đập, tim của bạn bơm khoảng 70 ml máu. Và nó bơm khoảng 100.000 lần mỗi ngày. Như vậy, tổng cộng có 2.000 gallon máu được bơm qua động cơ nhỏ bé này mỗi ngày. Trong khoảng tuổi thọ trung bình là 70 năm, tim của bạn sẽ bơm khoảng 51,1 triệu gallon máu. Vào khoảng 1 triệu thùng kích cỡ 55 gallon (55 gallon = 208 lít) đầy.

Cơ thể của chúng ta chứa các nguyên tử thực sự là stardust hàng tỷ năm tuổi

tuoi-1621740389.jpg

Stardust là cách nói về một cụm sao ở quá xa, nhìn như một đám mây bụi trong không gian. Người ta thường biết rằng có hàng tỷ tỷ nguyên tử trong cơ thể con người. Tuy nhiên, nhiều nguyên tử trong số này thực sự đã hàng tỷ tỷ năm tuổi và đến từ không gian. Các nhà thơ và nhà vật lý cũng đã có những tuyên bố táo bạo về các vì sao và vũ trụ tồn tại trong chúng ta. Phiên bản khoa học đơn giản từ lý thuyết của họ là một số nguyên tố như hydro nằm dưới sắt trong bảng tuần hoàn được tạo ra từ sự ra đời của một ngôi sao. Chúng kết tụ lại với nhau qua hàng tỷ năm và sinh ra những ngôi sao mới hoặc như trong trường hợp của Trái đất, đã giúp tạo ra sự sống.

Nhịp tim của bạn có thể thay đổi theo điệu nhạc bạn đang nghe

nghe-1621740389.jpg

Trong khi vẫn còn nhiều nghiên cứu cần được thực hiện về các tác động chính xác, các nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ giữa âm nhạc với cả phản ứng cảm xúc và thể chất. Nhiều nghiên cứu cho thấy nhịp điệu nhanh có thể làm tăng nhịp tim và gây ra các phản ứng sinh lý khác, từ đó có thể khiến cảm xúc bị khuấy động. Vì vậy, lần tới khi ai đó nói về một bài hát khiến tim bạn đập mạnh (cùng với tiếng nhịp chân của bạn), hãy xem xét chúng một cách nghiêm túc hơn, hoặc có thể tự mình kiểm tra thực chất của bài hát đó.

Chúng ta dành 10% thời gian để thức với đôi mắt nhắm lại mỗi khi chớp mắt

mat-1621740389.jpg

Chớp mắt là động tác chúng ta làm một cách tự nhiên và nó giúp mắt chúng ta được bảo vệ khỏi bụi và ẩm. Tốc độ chớp mắt của chúng ta khác nhau ở mỗi người. Tốc độ trung bình khoảng từ 15-20 mỗi phút, khoảng 1200 lần mỗi giờ. Giả sử một người thức khoảng 16 giờ mỗi ngày, thì ít nhất có 2 giờ trong số đó được trải qua khi chúng ta nhắm mắt, chỉ vài mili giây với mỗi lần chớp mắt.

Tóc người gần như không thể phá hủy

huy-1621740389.jpg

Bạn đã nghe truyền thuyết từ lâu đời nói rằng tóc vẫn tiếp tục mọc sau khi chúng ta chết? Có một phần nhỏ sự thật cho điều đó. Tóc của chúng ta không tiếp tục phát triển nhưng sẽ rụng với tốc độ chậm đến mức về cơ bản không bị phân hủy như phần còn lại của cơ thể. Nó cũng có khả năng chịu đựng cao với nhiệt độ và khí hậu khắc nghiệt, cũng như một số acid và hóa chất ăn mòn. Tất nhiên, nó bị suy yếu khi phơi lộ lâu dài và cũng rất dễ cháy.

Acid trong dạ dày đủ mạnh để đốt cháy một lỗ trên da

da-1621740389.jpg

Đây thực sự là một trong những ví dụ kỳ lạ nhất về khả năng phục hồi của cơ thể con người. Acid dạ dày, là một dạng acid clohydric, có độ pH bằng 2, đủ mạnh để đốt cháy thủng một lỗ qua làn da và thậm chí ăn mòn được kim loại. Điều giúp chúng ta an toàn, không bị acid ăn vào cơ thể là một cấu trúc giống như hàng rào, một lớp màng nhầy dày bao bọc thành dạ dày của bạn.

Bộ não người có thể sản xuất đủ điện để cung cấp năng lượng cho một bóng đèn

den-1621740389.jpg

Tất cả chúng ta đều đã nghe nói về thí nghiệm ở trường học sử dụng củ khoai tây để cung cấp năng lượng cho bóng đèn, nhưng nếu bạn sử dụng bộ não để làm điều đó thì sao? Bộ não của chúng ta được tạo thành từ hàng tỷ tế bào thần kinh chuyên biệt chuyển tiếp thông tin đến các bộ phận khác nhau của cơ thể bằng cách sử dụng các tín hiệu điện tử. Mang lại nghĩa đen cho cụm từ “một ý tưởng sáng chói”, nghĩa là các tín hiệu điện từ tất cả các tế bào thần kinh này có thể tạo ra lượng điện đủ để làm sáng lên một bóng đèn đang mờ.

Sức mạnh răng người gần như sánh ngang với răng cá mập

map-1621740389.jpg

Cá mập vẫn luôn được coi là một thú săn mồi hung dữ và đáng sợ với chiếc mũi nhạy bén và số răng nhiều hơn chúng ta có thể đếm được. Nhưng trong khi số răng chúng ta có thể không bao giờ tương đương với số răng của chúng, răng của chúng ta và của cá mập gần như bằng nhau về sức mạnh. Trong thực tế, men tạo nên răng của chúng ta mềm hơn men của cá mập. Tuy nhiên, một nghiên cứu về cấu trúc vi mô của những chiếc răng cá mập khác nhau đã tiết lộ rằng lớp phủ siêu bền được tìm thấy trên răng của chúng được làm từ chất liệu tương tự như lớp phủ được tìm thấy trên răng của chúng ta.