Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Vì sao các mẹ cứ mãi nuôi con, nhưng “nuôi mãi chúng không lớn”

Đây có thể là nổi lo trăn trở của rất nhiều các bậc phụ huynh. Khi họ luôn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con, nhưng “nuôi mãi chúng không lớn”. Nếu bạn đang gặp tình trạng trên hãy đọc qua bài viết sau.

Không cho bé bú sữa mẹ

Theo các chuyên gia y tế hàng đầu thế giới sữa mẹ là sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì sữa mẹ chứa rất nhiều các loại dưỡng chất và chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ nhỏ, hơn hết sữa mẹ còn phù hợp với hệ tiêu hóa của bé trong giai đoạn từ lúc vừa sinh cho đến khi được vừa tròn 1 tuổi. Các nghiên cứu cho thấy, sữa mẹ có kháng thể giúp trẻ có thể chống lại các bệnh nhiễm trùng khác. Hơn hết nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp trẻ chống lại các bệnh như suy dinh dưỡng, thấp còi.

Tuy nhiên, hiện nay có một số bà mẹ vẫn chưa có nhiều kiến thức về sữa mẹ, muốn cho con uống những loại sữa nhập khẩu, vì nghĩ chúng cung cấp cho con nhiều chất dinh dưỡng và giúp trẻ thông minh hơn. Nhưng bạn phải nhớ một điều rằng, sữa nhập cũng chứa các chất bảo quản, liệu chúng có tốt cho những đứa trẻ sơ sinh?

Cũng có một số mẹ, do phải đi làm sớm khi trẻ còn trong 6 tháng đầu, nên việc cung cấp sữa cho con là không thể. Để con có thể khỏe mạnh, các mẹ cũng có thể bảo quản sữa của chính mình bằng các công nghệ hiện đại và cho trẻ dùng mỗi lúc cần, nhưng không có bạn bên cạnh.

Cho bé ăn sạm quá sớm hoặc quá muộn

bai-2-hinh-2-1629264387.jpg
Nên cho bé ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, thời điểm cho trẻ ăn bổ sung (ăn sam, ăn dặm) là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi (180 ngày). Trẻ sau 6 tháng tuổi, nhu cầu tăng cao sữa mẹ không đáp ứng đủ vì vậy cần bổ sung thêm thức ăn cho trẻ.

Việc ăn sạm quá sớm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa của trẻ. Hiện nay, có một số bà mẹ vì để trẻ trở nên cứng cáp mà đã cho chúng ăn dặm từ tháng thứ 4 – 5, thậm chí là tháng thứ 3. Điều này cũng rất quan trọng đến tình hình sức khỏe của bé, vì ăn quá sạm sẽ khiến cho trẻ không thể nào tiêu hóa thức ăn, sẽ gây ra vấn đề rối loạn tiêu hóa.

Nếu trẻ ăn quá muộn, cũng gây ra rất nhiều phiền phức, đến các giai đoạn sau này. Vì trẻ sẽ không thể tập thói quen ăn các loại thức ăn cứng được, mà chỉ chúng các loại được xây nhuyễn, điều này là vô cùng bất lợi cho cả trẻ và mẹ. Thời điểm tốt nhất bạn nên cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 6. Nên lưu ý: Bạn nên cho trẻ ăn dặm mà không nêm thêm bất cứ gia vị gì, thì lúc này vị giác của trẻ còn rất kém và hơn hết sẽ dễ gây rối loạn tiêu hóa.

Sai lầm khi nuôi dưỡng chăm sóc trẻ bị ốm

sai-lam-thuong-gap-khi-cham-soc-tre-so-sinh1-1629264387.jpg
Tránh cho trẻ ăn quá nhiều các thực phẩm bổ dưỡng

Khi trẻ bị ốm sốt, tiêu chảy… một số bà mẹ lại có quan niệm sai lầm bắt trẻ phải ăn kiêng khem như: không cho trẻ bú, không cho trẻ ăn dầu hoặc mỡ, không cho trẻ ăn chất đạm, không cho trẻ ăn rau xanh, chỉ cho ăn bột ngọt (đường)...vì sợ trẻ đi ngoài nhiều hơn.

Bạn không nên bổ sung cho trẻ quá nhiều các thức ăn bổ dưỡng như: yến, bào ngư, hải sâm... Vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ sẽ không thích nghi được các thức ăn bổ dưỡng đó, dễ gây đi ngoài. Nếu bổ sung quá nhiều sẽ gây tác dụng phụ đáng tiếc xảy ra.

Tốt nhất bạn nên lập nên thực đơn hàng tuần cho trẻ, nếu hôm trước đã ăn món thịt quá nhiều chất dinh dưỡng. Thì hôm sau nên gia giảm lại chất thịt mà thêm  vào nhiều rau.

Một sai lầm khác cũng hay gặp là một số bà mẹ vẫn cho rằng nước thịt, nước hầm xương là đủ bổ, chỉ cho trẻ ăn nước không cho trẻ ăn cái... trong khi các loại nước này hầu như không chứa đạm. Các thức ăn cung cấp chất đạm vẫn còn được sử dụng đơn điệu.

Nhiều bà mẹ không cho con ăn cá, cua, tôm, trứng... sợ trẻ bị dị ứng với thức ăn, sợ chất tanh... dễ gây chán ăn, đồng thời tạo thói quen ăn uống thiên lệch, khó thay đổi về sau.

Nuôi dưỡng trẻ cần sự tỉ mỉ và kiên trì, đồng thời cha mẹ phải là những phụ huynh thông thái tìm hiểu thông tin khoa học đến từ các kênh thông tin chính thống và tư vấn của bác sĩ để có những em bé khỏe mạnh.