Ở Việt Nam, cách đây 3 tháng. Chính phủ và toàn thể nhân đã chung sức đồng lòng để cùng nắm tay nhau "trấn áp" được Covid và giới hạn tối đa đến mức dương tính, không để một người nào tử vong. Trong đó, có nổ lực chạy chữa cho bệnh nhân Covid là phi công người Anh.
Hình ảnh thẩm lặng những y bác sĩ tại tuyến đầu đang ngày đêm túc trực vì sức khoẻ người dân
Thời điểm đó, cả thế giới nhìn Việt Nam bằng con mắt thán phục. Chỉ một đất nước nhỏ bé, điều kiện y tế chưa thức sự cao, nhưng họ đã có một Chính phủ biết lấy nhân dân làm gốc và nhân dân biết mở rộng cách tay để cùng nước nhà vượt qua khó khăn.
Thời điểm đó, một số nước lớn vì lo ngại dịch bệnh đã ngăn cấm người dân mình trở về quê hương khi đang ở trong tâm dịch. Thì Việt Nam lại tổ chức những chuyến bay "nhân đạo" đưa đồng bào, con em của mình trở về hồi hương, dẫu biết nó có thể là nguồn lây nhiễm cho đất nước.
Hơn 3 tháng sau, vì những lợi ích kinh tế manh mún, một số người đã tìm mọi cách đưa người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam bằng đường lậu. Những người nhập cảnh phi pháp đa phần đều là người Trung Quốc.
Để rồi, dịch bùng phát. Chính phủ và nhân dân lại cùng nắm tay nhau "dập dịch" dù biết lần này khó khăn hơn lần trước nhiều lần.
Khi cả nước cùng hướng về “tâm dịch” Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi...số ca nhiễm thì không ngừng tăng sau mỗi ngày, thì chúng ta lại khiến thế giới kinh ngạc khi tiếp tục tổ chức các chuyến bay đón đồng bào mình hồi hương. Có những chuyến bay mà hầu hết người nhiễm virus Covid. "Không để ai bị bỏ lại phía sau trong đại dịch" lời của Thủ tướng từ những ngày đầu Covid xâm nhập Việt Nam.
Dịch bùng phát lần 2 tại Đà Nẵng đúng vào dịp hè, vào mùa du lịch. Khi đó thành phố đáng sống đón nhận hàng chục ngàn lượt khách, nguy cơ ổ dịch tái diễn là điều ai cũng nghĩ tới. Đà Nẵng quyết định cách ly xã hội, cả ngàn người chưa kịp quay về địa phương, đành ở lại nơi tâm dịch và cầu nguyện cho bản thân cũng như xã hội bình an, không lây nhiễm dịch bệnh.
Và Chính phủ một lần nửa tổ chức 2 chuyến bay đưa những người đang mắc kẹt ở Đà Nẵng quay về Hà Nội và TP.HCM. Những ngày qua, trên các phương tiện thông tin, có nhiều trường hợp mắc kẹt ở Đà Nẵng có mong muốn được trở về với gia đình ở những địa phương khác nhưng chưa thể được. Trong lúc khó khăn, con người thường muốn quay về quê hương, về với cội nguồn, về với gia đình là lẽ thường tình.
Trong lịch sử nước Việt, thật không thiếu những chính quyền (trước đây gọi chung là quan) được dân nhớ ơn sâu dày mà ghi tạc mãi nơi sử xanh, đúng như câu dân gian đã dạy:
"Thương dân dân lập đền thờ,
Hại dân dân đái ngập mồ thối xương."
Cứ vậy, chính quyền cùng nắm tay nhân dân mà tiếp bước thì khó khăn nào mà không thể vượt qua.
Sáng nay (5/8) lướt trên MXH Facebook, tình cờ thấy văn bản của UBND tỉnh Quảng Trị (quê hương của tác giả) khi yêu cầu các cơ quan ban ngành lên kế hoạch, phối hợp các đơn vị và địa phương liên quan để đón người dân, con em mình được trở về quê nhà từ “tâm dịch” Đà Nẵng. Đọc xong văn bản mà rưng rưng khoé mắt. Biết rằng, Quảng Trị là một tỉnh nghèo, điều kiện kinh tế, y tế chưa thực sự đảm bảo nhưng với tình người thì hết sức cao đẹp.
*Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả!