Thời gian vàng để các ông bố bà mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm

Ăn dặm là một trong những bước chuyển đổi lớn trong chế độ ăn của trẻ, nhưng điều các bà mẹ băn khoăn là thời điểm nào cho trẻ bắt đầu ăn là phù hợp với dạ dày và sự phát triển của trẻ?

Ăn dặm là bước chuyển lớn của bé từ chế độ ăn loãng bằng sữa mẹ sang thức ăn dạng đặc dần thứ tự từ cháo loãng, cháo sệt, cháo nguyên hạt, cơm nát, cơm nguyên hạt. Việc ăn dặm giúp trẻ có thêm nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể của bé, giúp cho dạ dày thích nghi với những loại thức ăn khác ngoài sữa.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, sau khi sinh trẻ từ 4-6 tháng tuổi đã có thể tập ăn dặm. Vì ở độ tuổi này, hệ tiêu hóa của bé đã phát triển hoàn thiện hơn. Nó có thể tiết ra một loại enzyme có tên amylase có chức năng tiêu hóa tinh bột trong các thực đơn ăn dặm.

Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyến cáo thời điểm TỐT NHẤT cho trẻ ăn dặm là khi bé tròn 6 tháng tuổi

Tại sai phải đợi đến khoảng 6 tháng tuổi?

Khi bé đạt mốc 6 tháng tuổi, trọng lượng của bé cần gấp đôi khi mới sinh để đạt được mốc phát triển bình thường. Vì thế, đây là thời điểm thích hợp để cho bé bắt đầu quá trình chuyển giao ăn uống để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết ngoài sữa mẹ. Ăn dặm chính là lựa chọn tốt nhất cho bé ở thời điểm này.

Những tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất của bé. Tuy nhiên, đến giai đoạn bé được 6 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ không còn đủ để đáp ứng cho nhu cầu của trẻ, vì thế bé cần được bổ sung dưỡng chất từ các loại thực phẩm khác để phát triển toàn diện. Đó là lý do vì sao bố mẹ thường bắt đầu cho bé ăn dặm ở độ tuổi này.

Chờ đến khoảng 6 tháng tuổi cho bé thời gian phát triển để bé có thể hoàn toàn thích nghi với thức ăn đặc. Điều này bao gồm thực phẩm rắn được chế biến thành bột, ngũ cốc và gạo và được cho thêm vào sữa. Bên cạnh đó, cho bé ăn trong thời gian này, bé đã có thể di chuyển thức ăn quanh miệng, nhai và nuốt tốt hơn. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của trẻ đa có khả năng hấp thụ trọn vẹn protein từ thịt, cá, trứng, sữa… nên không dễ mắc các bệnh về đường ruột.

Dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng với việc ăn dặm

Trẻ em cũng như người lớn, mọi dấu hiệu đều nói lên nhu cầu của trẻ. Đa phần, khi đến độ tuổi cần ăn dặm thì trẻ sẽ thể hiện 3 dấu hiệu rất rõ ràng đó là:

- Giữ nguyên tư thế ngồi tự cố định được đầu

- Bé rất vui vẽ ngồi ăn cùng gia đình, thích dùng tay để cầm thức ăn rồi tự cho vào miệng

- Khi mẹ đưa thức ăn vào miệng, trẻ có xu hướng nuốt thức ăn thay vì nhổ ra

Các dấu hiệu này thấy rất rõ ràng và cùng xuất hiện từ khoản 6 tháng tuổi. Khi có các dấu hiệu đó thì ba mẹ có thể hiểu bé đã sẵn sàng cho việc ăn dặm đầu tiên cùng với sữa mẹ.

 

Hy vọng với những điều trên đã giúp các ông bố bà mẹ có cái nhìn rõ hơn về thời gian ăn dặm của trẻ. Trong 6 tháng đầu đời, trẻ rất cần sữa mẹ để giúp hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ được cải thiện. Chỉ khi bé đủ cứng cáp với hai bộ máy này thì việc ăn dặm mới có thể diễn ra hiệu quả. Nên các đấng sinh thành không nên vội vàng cho trẻ ăn dặm quá sớm. Nhưng cũng không nên cho trẻ ăn dặm quá trễ thì trẻ không có đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ, làm giảm tốc độ tăng trưởng của trẻ. Vì thế, trong khoảng 6 tháng tuổi các bà mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm