Tại sao khi buồn chúng ta có xu hướng nghe nhạc tâm trạng?

Có một câu nói rằng “Âm nhạc là tiếng vọng của cảm xúc”, âm nhạc cũng là phương pháp hữu hiệu chữa lành tâm hồn, giải phóng cảm xúc.

Liệu đó có phải là lý do mà mỗi khi tâm trạng trùng xuống, nhiều người thường có xu hướng tìm đến âm nhạc có giai điệu sâu lắng, tiết tấu chậm và cảm thấy tốt hơn, “thấm” hơn sau khi nghe?  

Nhạc buồn giúp thay đổi hormone

Các nhà khoa học cho rằng, nhạc buồn làm tăng mức độ prolactin - hormone giúp kiềm chế sự đau buồn. Khi nghe một bản nhạc tâm trạng, cơ thể bạn sẽ tiết ra hormone này để chuẩn bị đón nhận một điều tồi tệ. Nhưng khi bản nhạc kết thúc và không có gì xảy ra, cơ thể sẽ kết hợp hóa chất này với những chất ức chế khác khiến bạn có cảm giác dễ chịu. 

id5640512-classical-music-featured-image-updated-1-1742454802.jpg

Ngoài ra dựa vào kết quả quét não, các nhà nghiên cứu cũng cho thấy rằng nghe nhạc u buồn có thể giải phóng dopamine - chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò kiểm soát vùng trao thưởng và khoái cảm của não. Loại hormone này đưa con người đến đỉnh điểm nhất định của cảm xúc và đó chính là tác nhân giúp họ thấy được niềm vui khi nghe giai đoạn buồn. 

Nhạc buồn mang lại cảm giác hoài niệm

Nhạc buồn là một chất xúc tác mạnh mẽ trong việc gợi lại những kỷ niệm và nỗi nhớ đã qua. Việc hòa mình một lần nữa vào dòng chảy ký ức có thể làm nâng cao tâm trạng, đặc biệt là đối với những khoảnh khắc quan trọng và đáng trân quý trong cuộc đời. 

Nhạc buồn giúp ổn định tâm trạng 

Nhiều người thích nghe nhạc u sầu khi đang ở giai đoạn khó khăn trong cuộc sống, vì âm nhạc giúp họ giải phóng cảm xúc bị dồn nén. Lúc này, họ có thể hòa mình vào nỗi buồn trong âm nhạc mà không phải chịu những hậu quả bắt nguồn từ sự tiêu cực trong đời thực. 

photo1652579770433-1652579770522681630303-1742454802.webp

Bên cạnh đó, nhạc buồn thường có tiết tấu chậm, khoảng 70 bpm (nhịp trên phút). Đây là tiết tấu được chứng minh là có khả năng điều hòa nhịp tim và ổn định tinh thần, bởi nó gần với nhịp đập trung bình của tim. 

Nhạc buồn mang đến sự kết nối 

Nhịp điệu hoặc câu từ của một bài hát đôi khi mang đến cho người nghe cảm xúc được giãi bày. Họ tìm đến những điều thân quen bằng cách nghe lại bài hát khi muốn trải qua nỗi buồn đó một lần nữa. Theo một nghiên cứu, giai điệu buồn có thể loại được cảm xúc tiêu cực của họ ra ngoài, nó có thể giúp người nghe tái định hình lại cảm xúc của họ. 

tai-sao-nhac-co-dien-lai-khien-chung-ta-khoc-1742455158.jpg

Mặc dù nhạc tâm trạng có nhiều “công dụng” như vậy nhưng vì nỗi buồn trong mỗi người có cơ chế hoạt động khác nhau, nên tác động của nhạc buồn lên cảm xúc mỗi người sẽ không giống nhau.