Theo báo cáo của "Bức tranh khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam 2019" bối cảnh hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam ra đời từ năm 2004, khi IDG Ventures Vietnam được thành lập, rót hơn 100 triệu USD vào thị trường. Kể từ đó, hệ sinh thái khởi nghiệp đã phát triển 3 đợt: làn sóng đầu tiên (2004 - 2007); làn sóng thứ hai (2007 - 2010); và làn sóng thứ ba (2011 đến nay).
Trong làn sóng thứ ba, Austrade nhận xét Việt Nam đã tăng trưởng "phi mã" về số lượng "Start up", từ 400 vào năm 2012 lên gần 1.800 vào năm 2015 và 3.000 trong năm 2017. Qua đó, báo cáo còn cho thấy những rủi ro mà các "Start up" đang gặp phải trong quá trình khởi nghiệp.
Bạn sẽ chấp nhận không nhận lương trong một thời gian dài
Khi bắt đầu bước vào công cuộc xây dựng đế chế riêng cho bản thân trong giới kinh doanh, bạn phải sẵn sàng nói lời từ biệt với sự nghiệp đang phát triển của mình. Mặc dù công việc của bạn có đang tốt đẹp đến mức nào đi chăng nữa. Có nhiều bạn trẻ vẫn tiếc nuối thứ tốt đẹp mình đang xây dựng rồi thực hiện công việc “Start up” song song, việc này có thể gây cho bạn áp lực và làm cho mọi thứ trở về con số 0.
Tuy nhiên, đối với những người mới khởi nghiệp, sự lựa chọn này luôn tiềm ẩn rủi ro cao. Vì khi bắt đầu kinh doanh, không gì có thể đảm bảo là thu nhập cá nhân của bạn, đặc biệt trong vài tháng hoặc thậm chí vài năm đầu tiên thành lập công ty, sẽ có và ổn định. Trong khi đó, bạn cũng sẽ có nhiều việc phải xử lý đến mức không có thời gian để làm thêm một công việc nào khác.
Đánh cược với quỹ tài chính cá nhân.
Để bắt đầu tham gia vào cuộc chiến kinh doanh, dĩ nhiên bạn sẽ phải đối mặt với tình hình công ty trách nhiễm hữu hạn “một thành viên”, trước khi kêu gọi nguồn vốn từ những nơi khác nhau. Phần đông các doanh nhân thường phải dùng chính tiền túi của mình để trang trải các khoản chi phí ban đầu.
Và rủi ro bạn phải chấp nhận là sẽ đánh mất toàn bộ số tiền tích lũy đó.
Không thể điều khiển dòng tiền của bạn.
Chuẩn bị cho quá trình “Start up”, bạn cần là người có tinh thần thép. Trong năm đầu tiên khởi nghiệp, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về tài chính. Dòng tiền bạn nhận được trong thời điểm hiện tại sẽ không thể bằng đồng tiền bạn chi ra cho các khoản chi phí. Vì vậy bạn cần biết kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu cho doanh nghiệp.
Đánh giá thấp mức độ cạnh tranh thị trường.
Bất kể bạn thực hiện rất nhiều các cuộc nghiên cứu và điều tra đến đâu đi chăng nữa, bạn cũng đừng nên ngộ nhận về mức độ cạnh tranh của thị trường. Vì đa số phân khúc ngành mà các doanh nhân “trẻ” đương đầu đều là những thị trường thu hút rất nhiều các đối thủ cạnh tranh. Có thể trong thời điểm hiện tại sẽ chẳng có ai là đối thủ với bạn, nhưng sau một thời gian sẽ có rất nhiều người theo sau.
Chưa kể đến, bạn có bao giờ đặt ra rằng: Liệu sản phẩm của doanh nghiệp mình, có thể hấp dẫn đối với thị trường hay không? Nếu như không có quá nhiều khách hàng tò mò và chọn mua sản phẩm, bạn sẽ hoàn toàn thất bại.
Phụ thuộc vào cộng sự
Khi bạn lần đầu khởi nghiệp, bạn không có một đội ngũ nhân viên hoàn hảo để hỗ trợ kinh doanh. Thay vào đó, bạn sẽ có một nhóm nhỏ, gắn chặt vào nhau trong nỗ lực làm việc không mệt mỏi để đưa công việc kinh doanh đi lên.
Tình huống này buộc bạn phải đặt hết lòng tin của mình vào khả năng của các cộng sự. Rủi ro sẽ đến khi những cá nhân này từ bỏ hoặc làm việc không đúng thời hạn.
Thời gian chi phối
Điều làm các doanh nhân “trẻ” dễ dàng sản sinh nên tình trạng stress trong quá trình khởi nghiệp là đối mặt với vấn đề thời gian. Khi có nhiều mục tiêu được đề ra trong thời gian ngắn, đòi hỏi các doanh nhân phải hoạt động hết mình và kiệt sức để đạt được mọi thứ đề ra.
Không còn thời gian cho cá nhân
Khi khởi nghiệp, bạn sẽ dành gần như toàn bộ thời gian để làm việc. Thời gian rảnh còn lại thì bạn lại tiếp tục lo lắng về những điều chưa làm, sắp làm hoặc đã làm không tốt. Bạn sẽ bị mất ngủ, cắt giảm thời gian của những thú vui riêng.
Thành quả khi kinh doanh tất nhiên là xứng đáng với những rủi ro này. Tuy nhiên bạn cần phải chuẩn bị sẵn tâm lý để điều chỉnh lối sống theo một cách hoàn toàn khác.
Những rủi ro này liệt kê ra không nhằm để đe dọa bạn từ bỏ kinh doanh. Một khi đã khởi nghiệp thì chắc chắn phải chấp nhận mạo hiểm. Tuy nhiên nếu biết trước, bạn sẽ có thể chuẩn bị ứng phó một cách tốt hơn.