Giặt ít đồ nhưng xả nhiều nước
Máy giặt có chế độ tự động cân bằng 3 mức nước thấp, trung bình, cao. Thế nhưng, nhiều chị em sợ máy giặt đồ không sạch nên thường bấm chọn mức nước tối đa dù quần áo nhiều hay ít. Tâm lý lo lắng này có thể lãng phí 50-150 lít nước mỗi tuần.
Lãng phí nước xả bồn cầu
Thông thường, bồn cầu có 2 nút nhấn, tương ứng với 2 mức nước xả (3 lít và 5 lít). Tuy nhiên, thay vì nhấn đúng nút, nhiều người có thói quen xả mức nước lớn mọi nơi mọi lúc, gây lãng phí tiền của.
Không tận dụng nước nhiều lần
Nhiều người cho rằng, nước chỉ dùng một lần, không sử dụng cho mục đích khác. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai và nên sử dụng lại nguồn nước để sống thân thiện môi trường. Chẳng hạn nước vo gạo có thể dùng để rửa rau nước đầu, nước rửa rau đó dùng để tưới cây ngoài ban công, và nước cuối hoàn toàn đủ sạch để lau nhà.
Dùng nước trong phòng tắm
Nhiều người có thói quen kéo cần gạt nước bồn vệ sinh nhiều lần chỉ để vứt mẩu giấy nhỏ, đánh răng dưới vòi nước xả chảy liên tục; để vòi hoa sen chảy tự do khi tắm… Hàng chục, thậm chí cả trăm lít nước bị hao phí mỗi ngày bằng cách này nếu gia đình duy trì những thói quen xấu kể trên. Nên lựa chọn loại bồn cầu vệ sinh có chế độ tiết kiệm nước. Chỉ nên tắm bằng vòi hoa sen trong thời gian lý tưởng là 10 phút, và tắt vòi trong lúc thoa xà phòng hoặc sữa tắm.
Rửa dưới vòi nước chảy
Nhiều gia đình có thói quen rửa mọi thứ dưới vòi nước đang chảy. Điều này khiến lượng nước tiêu hao lớn, không sử dụng hết và rơi vãi ra ngoài. Do đó nên rửa đồ tập trung trong chậu để tiết kiệm được nhiều hơn.
Tưới cây bằng nước sạch
Nhiều nước có thói quen tưới cây bằng nước sạch. Nên sử dụng nước rửa rau, vo gạo… cung cấp nhiều dưỡng chất cho cây hơn nước sạch. Ngoài ra, còn tiết kiệm đáng kể chi phí điện nước mỗi tháng.
Trên đây là 6 nguyên nhân chính và cách khắc phục tình trạng lãng phí nước tại nhà. Bạn chỉ cần chú ý một chút là có thể tiết kiếm cho gia đình tiền bạc cũng như tiết kiệm tài nguyên nước sạch cho xã hội.