Những nguyên nhân khiến da bạn trở nên sậm màu

Mặc dù vẫn ở nhà trong thời gian giãn cách xã hội. Nhưng da bạn vẫn trở nên sậm màu và không cải thiện. Có lẽ đây cũng là sự thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ. Trên thực tế có rất nhiều tác nhân tác động lên làn da mỏng manh, mà bạn không hề hay biết.

Tia UV từ ánh nắng mặt trời

r-2021-08-13t112956691-1628829047.jfif
Tia UV từ ánh nắng mặt trời có thể phá hủy làn da bạn

Có thể nói tia UV chính là tác nhân chủ yếu khiến do bạn trở nên trông sậm màu và trông thiếu sức sống. Đặc biệt, khi làn da của bạn tiếp xúc ánh nắng mặt trời hàng giờ, nhưng vẫn không được bảo vệ bởi kem chống nắng và được che chắn cẩn thận. Tia UV sẽ chiếu trực tiếp vào làn da gây sản sinh melanin và gây tổn thương da.

Chưa dừng lại ở đó, ngoài khiến cho da trở nên sạm màu, chúng còn khiến cho làn da của bạn dễ dàng bị lão hóa một cách nhanh chóng

Di truyền

Thực tế thì di truyền có thể là một trong những nguyên nhân khiến làn da của bạn có màu đen sạm hơn so với người khác. Để khắc phục tình trạng da sạm do di truyền có thể sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, tuy nhiên nếu chăm chỉ dưỡng da, chăm sóc da và bảo vệ da tốt thì làn da vẫn có thể cải thiện đáng kể.

Chế độ ăn uống

an-trai-cay-co-map-khong-nhung-loai-trai-cay-khong-nen-an-khi-giam-can-1-1628829047.jpg
Bạn nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ ăn uống cũng góp phần ảnh hưởng đến làn da của bạn. Da trong sậm màu thiếu sức sống là do bạn không bổ sung các chất dinh cần thiết cho da.

Để da trông đàn hồi và rạng rõ hơn, bạn nên thường xuyên bổ sung nhiều nước và các loại trái cây bổ sung nhiều các loại Vitamin như: lựu, táo… Ngoài ra việc ăn quá nhiều các loại dầu mỡ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến làn da của bạn, chúng khiến cho da bạn có nhiều mụn hơn. Các nghiên cứu liên kết chế độ ăn phương Tây, giàu carbs tinh chế, thức ăn nhanh và các món ăn nhiều dầu mỡ có khả năng gây mụn trứng cá.

Sử dụng thiết bị điện tử thường xuyên

Khi làm việc với các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại trong thời gian dài khiến ánh sáng từ máy tính, điện thoại chiếu trực tiếp vào da cũng làm tăng sản sinh melanin, đây là nguyên nhân khiến làn da bị sạm và còn hình thành quầng thâm mắt.

Bệnh lý khiến da sạm màu

Một vài bệnh lý có thể khiến màu sắc da thay đổi như:

- Suy giảm chức năng gan.

- Người bị suy thận.

- Bị rối loạn nội tiết tố (phụ nữ mang thai, tiền mãn kinh, mãn kinh,...)

- Tích tụ sắt,...

Ngoài việc kết hợp điều trị bệnh với các biện pháp làm trắng da có thể khắc phục tình trạng da sạm đen này.

Thức khuya

oip-2021-08-13t113006758-1628829047.jfif
Bạn nên hạn chế tình trạng thức khuya

Đây là thói quen hầu hết ở các bạn trẻ. Khi các bạn ngủ quá nhiều, cơ thể sẽ không có thời gian thải các độc tố cần thiết ra ngoài cơ thể, từ đó mà sản sinh các độc tố đó lên chính làn da của bạn.

Khi làn da không đủ ẩm

Chăm sóc da nhưng da không đủ ẩm là nguyên nhân khiến da bị khô, sạm, nám và nhăn nheo khó hồi phục. Vì vậy mà trong các bước chăm sóc da, không thể thiếu bước dưỡng ẩm cho da. Tuy nhiên, trong quá trình dưỡng ẩm cho da bạn cũng nên lưu ý không nên dùng quá lều lượng, chúng sẽ gây tắt nghẽn lỗ chân lông và khiến da bạn sẽ nổi nhiều mụn ẩn.

Dùng nhiều loại mỹ phẩm kém chất lượng

Một số loại mỹ phẩm có thể chứa chất tẩy rửa mạnh đặc biệt đối với các loại mỹ phẩm làm trắng gây bào mòn lớp da phía bên ngoài. Do đó, sau khi sử dụng có thể dễ dàng thấy da mịn màng, sáng lên trông thấy nhưng theo thời gian da sẽ bị sạm đen.