Những lý do tưởng chừng đơn giản nhưng là nguyên nhân giới trẻ tự kết liễu cuộc đời mình

NA
Tỉ lệ trẻ vị thành niên tự sát mỗi ngày không hề có dấu hiệu dừng lại trong nhiều năm vừa qua. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nguyên nhân trực tiếp và không quá xa vời là từ chính gia đình của nạn nhân.

Tự tử được xếp vào hàng thứ ba nguyên nhân gây thương vong trên thế giới, tuy nhiên theo PGS.TS Đặng Hoàng Minh, sức khỏe tâm thần, tâm lý trẻ vị thành niên chưa thực sự được chú trọng.

1. Phân biệt đối xử giữa các con

Tôi từng đọc một lá thư cầu cứu của một cô bé gửi đến tòa soạn báo A rằng cô đã nung nấu rất lâu về ý định tự tử. Cô bé sống trong một gia đình có hai chị em.Nhưng từ bé đến lớn, món quà lớn nhất cô nhận được chính là sự hắt hủi. Nói đến đây có lẽ mọi người nghĩ bé gái đó chỉ đang quá bị quan, hoặc còn quá nhỏ để nhận thức rằng "Bố mẹ nào chẳng thương con". Ngay từ những ngày bé, với vai trò là một người chị, bố mẹ luôn bắt cô xin lỗi đứa em của mình mặc dù người sai chẳng phải cô nhưng đối với suy nghĩ chung của xã hội thì "Chị thì phải nhường em". Cô bé đã từng viết trong bức thư rằng: "Cho dù con có thương họ đến đâu thì cũng chẳng nghĩa lý gì, vì với họ con đã chết từ khi sinh ra rồi". Mọi vấn đề cuộc sống, gánh nặng cảm xúc đều được chôn giấu cẩn thận. 

Trẻ em là thành phần dễ dạy dỗ nhưng cũng dễ chịu những tổn thương, tác động từ môi trường sống. Tâm trạng khước từ gia đình, khước từ bố mẹ, khước từ anh em dần được hình thành. Những rối loạn tâm lý ban đầu được thể hiện bằng việc bỏ nhà ra đi. Nhưng khi tình trạng này xảy ra, đa số các phụ huynh sẽ đi tìm con và dùng các biện pháp mạnh để chúng không có khả năng ra khỏi nhà nữa như trói, đánh đập, mạt sát. Hiếm ai lên tiếng hỏi rằng con cần gì, cảm xúc của con ra sao,... Đừng đối xử nhẫn tâm để con trở thành một đứa trẻ bất hạnh. 

2. Trò chơi tử thần

Đầu những năm 2005, hàng loạt tin tức về các học sinh tuổi tù 15,16 tham gia một loại game có biểu tượng Cá voi xanh. khi tham gia vào trò chơi này, người chơi sẽ được khuyến khích sử dụng dao hoặc dao lam để khắc hình cá heo lên cổ tay hoặc chân của mình. Họ còn bị bắt phải xem những bộ phim kinh dị cả ngày lẫn đêm và thường được đánh thức vào lúc 4h20 sáng cùng những câu hỏi như: "Bạn đã phải trải qua bao nhiêu ngày buồn tẻ, chán ngắt như thế này rồi?" Đến ngày thứ 50 tham gia trò chơi, khi đã hoàn thành xong công cuộc tẩy não, những tay "đạo diễn" này sẽ bảo người chơi theo cách thức và địa điểm được chỉ định để thực hiện việc tự tử, hoàn thành nhiệm vụ cuối cùng của trò chơi.

Đây là kết quả của quyền tự do. Cha mẹ trao cho con trẻ quyền tự do nhưng quên mất rằng tự do phải nằm dưới quyền kiểm soát. Đôi khi chúng ta chỉ quan tâm đến việc học hành nhưng lại không biết rằng con mình dùng những biện pháp nào để giải trí. Thậm chí, họ còn chưa thực sự biết con mình thích đi đâu, làm gì trong ngày sinh nhật. Ngày này, cách để cha mẹ có thể tập trung làm công việc của mình là trao cho con chiếc Ipad và mặc kệ con muốn làm gì thì làm. Những tác động bạo lực từ game dù lớn hay nhỏ cũng sẽ tác động đến nhận thức của trẻ.

Các nguy cơ liên quan đến tự tử ở trẻ vị thành niên

- Tiền sử gia đình  có người bị rối loạn cảm xúc hoặc có hành vi tự sát. - Rối loạn tâm thần, trầm cảm;

 - Có vấn đề với rượu hoặc ma túy;

- Mất người thân hoặc bạn thân; có mâu thuẫn với người thân hoặc bạn bè;

- Có tiền sử bị lạm dụng thể chất hoặc tình dục hoặc bạo lực;

- Các vấn đề sức khỏe hoặc thể chất: có thai, mắc bệnh lây qua đường tình dục;

- Là nạn nhân của bạo lực học đường;

- Không biết rõ xu hướng giới tính;

- Từng chứng kiến các vụ tự tử trong gia đình hoặc bạn bè;

- Chuẩn bị được nhận làm con nuôi;

Các dấu hiệu của hành vi tự tử mà cha mẹ cần phải biết

- Lạm dụng chất kích thích như: rượu, bia, ma túy;

- Xuất hiện hành vi hủy hoại bản thân;

- Rút lui khỏi các mối quan hệ xã hội;

- Loại bỏ mọi thứ thuộc về mình mà không cần lý do;

Điều phụ huynh nên làm khi nghi ngờ con có dấu hiệu tự sát

Giải pháp đầu tiên và duy nhất cho mọi lý do, mọi trường hợp có ý định tự sát là hãy ngồi xuống chia sẻ cùng con. Chia sẻ là hành động hai chiều bao gồm lắng nghe và thấu hiểu. Sau đó, hãy trấn an con bằng tất cả khả năng của chính mình. Đồng thời cho con biết rằng, ở đây luôn có người bên cạnh, yêu thương con dù cho cả thế giới có quay lưng.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lắng nghe lời khuyên từ các chuyên gia tâm lý để có biện pháp đúng đắn nhất. Nên nhớ rằng:

- Đừng để con tình trạng trầm cảm quá lâu vì nó có thể cướp đi mạng sống của con bạn bất cứ lúc nào.

- Cùng con tập lối sống lành mạnh: ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý.

Hiện tại chưa có bất kì loại thuốc đặc trị cho loại bệnh tâm lý này. Nó chỉ có thể được giảm, phòng và tránh từ chính gia đình mỗi người.