Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Những địa phương nào của Việt Nam đón khách du lịch trở lại sau đại dịch?

Dịch bệnh Covid-19 kéo dài, gây ảnh hưởng rất nhiều hệ lụy về : sức khỏe, tài chính của đất nước, ngành du lịch cũng bị tác động rất lớn trong cơn đại dịch này. Tại Việt Nam và cả các nước trên thế giới đã phải đóng của nhiều địa điểm du lịch để phòng tránh sự lây lan, điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.

Khi tình hình dịch bệnh Việt Nam đang có xu hướng tích cực, số ca nhiễm cả nước giảm dần theo thời gian. Một số địa danh trên cả nước được thí điểm đón chào du khách nội tỉnh. Tuy nhiên, khi tham quan các điểm danh này, du khách cần có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ hoặc có chứng nhận đã tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19, trong đó mũi thứ 2 hoặc thời gian khỏi bệnh (nếu có) phải cách trên 14 ngày.

Các địa điểm sẵn sàng đón nhận các du khách nội tỉnh:

r-2021-10-04t143141290-1633332731.jfif

Huế là địa danh du lịch nổi tiếng đón khách trở lại sớm. Ảnh: T.L

TP.HCM: huyện Củ Chi và huyện Cần Giờ xây dựng tour đón khách khép kín. Cụ thể, Củ Chi đã dự thảo kế hoạch xây dựng tour 1 ngày tại địa đạo Bến Dược. Còn Cần Giờ thì đang xem xét mở lại một số địa điểm du lịch, di tích lịch sử nổi tiếng như: Chiến khu Rừng Sác, khu du lịch Vàm Sát, khu du lịch Phương Nam, đảo khỉ... theo nguyên tắc "khóa chặt bên ngoài và từng bước nới lỏng bên trong".

Bà Rịa - Vũng Tàu: từ 15/9, tỉnh cho mở lại chợ truyền thống, trung tâm thương mại, chuỗi cua hàng bán lẻ, công trình xây dựng, khách sạn ở nơi đang áp dụng Chỉ thị 15 và thí điểm hoạt động trở lại 4 điểm du lịch tại "vùng xanh", đó là các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc, Đất Đỏ và Côn Đảo. Đối với hoạt động du lịch tại 4 huyện nói trên, tỉnh thí điểm các khách sạn có dịch vụ khép kín được đón khách nội địa là: Khu phức hợp Hồ Tràm Strips, khách sạn Melia Hồ Tràm, khu du lịch suối nước nóng Bình Châu (đều ở huyện Xuyên Mộc) và khu nghỉ dưỡng Six Senses Côn Đảo (huyện Côn Đảo). Đối với du khách phải có thẻ xanh thì mới được đến những địa điểm này.

Hải Phòng: cho phép mở các khu, điểm du lịch, danh lam thắng cảnh nhưng chỉ đón và phục vụ khách nội tỉnh. Cơ sở lưu trú được tổ chức ăn uống tại chỗ nhưng chỉ phục vụ khách đang lưu trú.

Quảng Ninh: từ 21/9, Quảng Ninh cho phép mở lại một số điểm tham quan như Vịnh Hạ Long, khu di tích Yên Tử, KDL Bãi Cháy, KDL Trà Cổ... và chỉ phục vụ khách nội tỉnh. Ngoài ra, tỉnh cũng thí điểm đón khách quốc tế có "hộ chiếu vaccine" tại sân bay Vân Đồn trong thời gian tới.

Bắc Giang: từ 30/9 nhiều điểm du lịch mở cửa trở lại để phục vụ khách nội tỉnh như: KDL tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử (Sơn Động), KDL cộng đồng bản Ven (xã Xuân Lương, Yên Thế). Trước đó từ ngày 12/9, KDL sinh thái Suối Mỡ (Lục Nam) và các sân golf trên địa bàn tỉnh cũng đã hoạt động trở lại.

Vĩnh Phúc, Thanh Hoá: mở cửa trở lại một số hoạt động tại các điểm du lịch, thắng cảnh; các sân golf, các cơ sở tập luyện thể dục thể thao dành cho khách nội tỉnh. Những địa điểm này chỉ được phép hoạt động không quá 50% công suất, chỉ đón và phục vụ khách trong tỉnh có thẻ xanh.

Khánh Hòa: trước mắt, tỉnh ưu tiên cho khôi phục du lịch nghỉ dưỡng, cách ly; sử dụng các KDL ven biển có tính biệt lập để đón khách du lịch nội địa. Từ 1/10, cơ sở du lịch của tỉnh đón khách trong nước áp dụng thẻ xanh, thẻ vàng; các nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được hoạt động, song phải đảm bảo an toàn.

Người dân ở "vùng xanh" được tắm tại các bãi biển thuộc "vùng xanh" và đảm bảo không tụ tập quá 5 người. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được phục vụ tại chỗ với điều kiện đăng ký, được cấp thẩm quyền cho phép. Về mặt chủ trương, tỉnh cũng đồng ý cho 3 đơn vị Vinpearl, Vietjet và Vietravel đón khách quốc tế đến Khánh Hòa, trước mắt là đón các chuyên gia nước ngoài đến cách ly, nghỉ dưỡng.

Thừa Thiên Huế: từ 1/10, một số điểm di tích như Đại Nội và lăng các vua Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định sẽ mở cửa cho khách tham quan khu vực ngoài trời, không được vào bên trong các cung điện. Để đảm bảo các nguyên tắc phòng, chống dịch, du khách phải quét mã QR - thẻ kiểm soát dịch bệnh trước khi vào tham quan; riêng khách ngoại tỉnh phải hoàn tất việc thực hiện giám sát y tế theo quy định. Tỉnh cũng đang áp dụng giảm một nửa giá vé tham quan các điểm di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế.

Quảng Bình: từ 1/10, tỉnh đề nghị doanh nghiệp bán các tour trọn gói du lịch Quảng Bình theo kiểu khép kín chứ không được tự do tham quan như trước. Các cơ sở được phép phục vụ khách có thẻ xanh và thẻ vàng Covid-19 được cấp từ hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử, khách có thẻ vàng phải kèm kết quả test nhanh âm tính SARS-CoV-2.

Ninh Thuận: ngày 15/9, tỉnh cho phép các cơ sở lưu trú được đón khách đi công tác công vụ giữa các địa phương trong tỉnh. Đồng thời, Ninh Thuận cũng đề xuất phương án thu hút khách du lịch có thẻ xanh (đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19, xét nghiệm âm tính có hiệu lực trong 72 giờ) trong thời gian sắp tới.

Bình Thuận: từ 20/10 - 25/12, tỉnh thí điểm đón khách du lịch nội địa và người nước ngoài đang sống tại Việt Nam tại các khách sạn được công nhận hạng từ 3 sao - 5 sao (hoặc tương đương), dịch vụ lữ hành, điểm tham quan đạt tiêu chí an toàn được UBND tỉnh công nhận. Địa bàn thực hiện thí điểm chủ yếu tập trung tại khu vực TP.Phan Thiết (các khu du lịch như Hàm Tiến - Mũi Né và Đồi Dương - Tiến Thành).