Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Những hương liệu nào được người xưa sử dụng để tiêu trừ dịch bệnh?

Theo những bút tích về y học Trung Quốc, cho thấy được những người sống trong thời đại xưa họ rất coi trọng hương liệu. Vì hương liệu có thể giúp học tăng cường sức khỏe và tuổi thọ, hơn hết là có thể phòng trừ dịch bệnh.

Khi y học còn chưa phát triển, các bệnh hiểm nghèo như: tả lị, dịch tả… đều chưa có thuốc để trị, nên một khi dịch bệnh phát tán sẽ khiến việc lây lan trở nên rất nhanh. Chính vì điều này, nên người xưa đặc biệt là chốn tâm cung thường xuyên xông những hương liệu ở khắp mọi nơi để phòng trừ dịch bệnh.

Huân hương

shutterstock-1895192167-scaled-1627376922.jpg

Vào thời Hán Vũ đế trị vì, ở vùng đất phía Tây nhược thủy có một nước gọi là Đại Nguyệt Thị. Trong “Sơn Hải kinh” có ghi chép: Vùng núi phía Bắc Côn Lôn có một đầu sông, thuyền không thể qua vì sức nổi của nước quá yếu nên gọi vùng nước này là nhược thủy. Nước Đại Nguyệt Thị từng phái người trèo một con truyền đặc thù – “Xe lông” vượt qua nhược thủy hướng về nhà Hán để tiến cống 3 miếng hương liệu.

Nhìn ngoại hình thì 3 miếng hương liệu trông giống như quả táo nhưng lại có kích thước to như trứng của chim điểu. Bởi vì ở thời điểm đó thành Trường An phát sinh ôn dịch, trong hoàng cung có rất nhiều người bị lây nhiễm, do đó sứ giả thỉnh cầu thiêu đốt hương liệu đã tiến cống, dùng để trừ bỏ khí ôn dịch. Sau khi thiêu đốt một miếng hương liệu, người bệnh trong cung đều đang từ trạng thái nguy cấp chuyển sang bình an, không lâu sau thì hồi phục hoàn toàn một cách kỳ diệu. Hơn nữa mùi hương còn phát tán xa ngàn dặm, nhiều ngày sau vẫn chưa tan hết.

Hương nang (Túi thơm)

shutterstock-1389782273-1-scaled-1627376922.jpg

Túi thơm là một loại túi chứa toàn là bột hương liệu. Người xưa còn gọi loại túi này là bội vi, dung xú, hương nang hoặc là hương bao… Ví như Khuất Nguyên thời Chiến Quốc có ghi lại trong bài thơ ‘Ly Tao’ như sau: “Tiêu chuyên nịnh dĩ mạn thao hề, sát hựu dục sung phu bội vi”, tạm dịch: “Tiêu bợ đỡ nịnh đời ra mặt, Túi thơm trừ nhét chặt thù du”. Trong ‘Lễ ký – Nội tắc’ có ghi: “Nam nữ vị quan kê, câm anh giai bội dung xú”, từ “dung xú” cũng là chỉ túi thơm. Túi thơm thường được đeo bên cạnh sườn trên đai lưng hoặc phía dưới đai lưng chỗ khuỷu tay, cũng có khi treo trên màn che xe kiệu của vua.

Trong cuốn ‘Trung Quốc văn hóa tượng chinh từ điển’ có ghi chép: “Bộ tộc của Hoàng đế phát sinh ôn dịch lớn, nghe nói y đạo của Quảng Thành Tử cao minh, Hoàng đế liền đến xin chỉ bảo phương pháp xử lý trị liệu ôn dịch. Quảng Thành Tử dùng túi hùng hoàng để Hoàng đế đeo bên người, kết quả là dịch bệnh đẩy lui”. Trong ‘Bão Phác Tử – Đăng thiệp’ có ghi: “Hoàng đế ham muốn trèo lên vườn đồi, nhưng dưới đất có quá nhiều rắn, Quảng Thành Tử bảo Hoàng đế đeo túi hùng hoàng bên người, kết quả là rắn đều tránh xa”. Vào thời thượng cổ, tổ tiên chúng ta cũng đem túi thơm đeo bên người mà đạt được mục đích trừ tà phòng dịch. 

Trừ ác khí, tránh tà uế

thuoocs-700x366-1627376922.jpg

Mặc dù túi thơm được thiết kế với kiểu cách khác nhau qua từng thời đại, phương thức đeo và hương liệu bên trong cũng khác nhau, tuy nhiên ý nghĩa thì không có gì khác ngoài công dụng trừ ác khí tránh tà uế.

Trong khu mộ thời Hán được khai quật ở Mã Vương Đôi, ngôi mộ 1 có 4 túi thơm còn khá nguyên vẹn (Một túi thơm “tín kỳ tú” bằng lụa ở bên cạnh phía Bắc, còn 3 túi kia để trong một chiếc hộp tre vuông ở bên cạnh phía đông). Bốn túi thơm được tìm thấy có chứa hương dược “trừ uế phòng bệnh” bên trong. Một chiếc chứa rễ cỏ mao hương, một chiếc chứa hoa cây hồ tiêu, hai chiếc còn lại chứa cỏ mao hương và hoa mộc lan… Trong hộp tre vuông vẫn tỏa ra mùi cỏ thơm.

Mao hương là một loài thực vật có mùi thơm thuộc họ lúa, sau khi phơi khô thì tỏa hương thơm, có thể dùng để chống mối mọt cho vật liệu may mặc. Hoa cây hồ tiêu dùng làm thuốc Đông y, có công dụng làm ấm và hoạt khí, trừ hàn, giảm đau, sát trùng. Mộc lan thì được miêu tả trong “Bản thảo cương mục” rằng: “Phổi thông ở mũi, mà mạch hoàn dạ dày từ mũi trên đi xuống, não là phủ của nguyên thần, mũi là khiếu của mệnh môn. Trung khí (Đông y chỉ khí trong dạ dày, có tác dụng tiêu hoá thức ăn và dinh dưỡng) của con người không đủ, khí thanh dương không đi lên được thì đầu nghiêng, 9 khiếu bất lợi. Hương Mộc lan cay ấm đi vào phổi có thể trợ giúp khí thanh dương trong dạ dày thăng lên thông với trời, do đó có thể làm ấm bên trong, trị các bệnh về đầu, mặt, mắt, mũi”.

Ngày nay, mỗi khi tết Đoan Ngọ đến, người ở nhiều nơi vẫn giữ phong tục cũ là đeo túi thơm, bao thơm, bên trong để rất nhiều thứ như hùng hoàng, huân thảo, ngải diệp… bên mình. Nhưng những điển cố về túi thơm đã dần bị lãng quên. Mỗi bảo vật tại thế gian đều muốn nói với chúng ta câu chuyện về sự ra đời của chúng, nếu có thể tìm lại được ý nghĩa thực sự về sự tồn tại của bảo vật, ắt hẳn chúng ta sẽ thấy cảm động trước nội hàm của nền văn hóa Thần truyền, cảm ơn đấng tạo hóa đã luôn che chở cho chúng ta.