Tri ân Nhà giáo

Người khéo ăn khéo nói có được cả thiên hạ, kẻ khôn ngoan cần tránh xa 10 kiểu giao tiếp sau với người thân thiết

NA
Nuôi dưỡng một mối quan hệ tốt không chỉ giúp cuộc sống thường ngày trở nên tốt đẹp, vui vẻ mà còn khiến công việc hằng ngày trở nên dễ thở hơn. Tuy nhiên, cách để giữ gìn mối quan hệ bền vững và tốt đẹp thì không phải ai cũng biết.

Càng ra xã hội càng rõ hai chữ "khôn ngoan". Chỉ cần một chút tinh tế trong giao tiếp cũng có thể giúp bạn thu được cả tỉ lợi nhuận nhưng cũng chỉ một chút sơ suất, kém thông minh cũng có thể khiến bạn mất cả gia tài. Ứng xử khéo léo không quá khó, điều quan trọng là bạn đã thực sự để tâm và đủ trân trọng mối quan hệ đó chưa. 

Là một người khôn khéo bạn biết thời điểm nào cần cư xử cứng rắn và thời điểm nào cần sự mềm dẻo, nhẹ nhàng để giảm nhẹ nỗi đau, sự tổn thương không đáng có. Dù với mục đích nào thì tất cả đều phải dựa trên sự hiểu biết, quan tâm về đối phương. Và để có được điều đó bạn phải lắng nghe và quan sát thật kỹ để tránh đưa ra những lời nói vội vã. 

Mọi hành động, lời nói của đồng nghiệp, bạn bè sẽ nói lên bạn là người như thế nào. Không khó để làm người văn minh, nhưng lại rất dễ để trở thành người bất lịch sự. Chỉ cần một câu nói, một hành động thiếu tế nhị là bạn đã tự tay đánh mất một mối quan hệ vốn dĩ cần trân trọng. Vậy nên, biết nhiều không bằng biết điều. Để ý những quy tắc giao tiếp này thì đảm bảo, không ai có thể chê trách gì bạn.

1. Giao tiếp vợ chồng

Anh đã đi đâu, làm gì, gặp ai hôm nay?

Một trong những nguyên nhân xảy ra cãi vã giữa các cặp vợ chồng là bởi những điều họ nói với nhau. Đương nhiên, chúng ta có quyền tự do nói suy nghĩ của mình với bạn đời, nhưng có những câu nói dù chỉ một lần bạn cũng không nên thốt ra, ngay cả khi sự tức giận đã đạt đến đỉnh điểm. 

Sẽ thật tồi tệ nếu một trong hai người nói rằng họ không còn lòng tin ở bạn. Điều này sẽ khiến đối phương có được đầy đủ mọi cung bậc cảm xúc từ thắc mắc, ấm ức, cau có, tức giận, phát điên. Thay vào đó, bạn có thể giảm nhẹ câu nói bằng cách: "Anh hứa là nói thật với em nhé!". 

Ngoài ra, chủ đề mà nên tránh bàn tán quá nhiều trong một ngày chính là: "Bạn đã đi gặp ai hôm nay? Tôi có biết không? Người phụ nữ hôm đó là ai? Tiền lương của bạn đã đi đâu vào tháng trước? …"

2. Giao tiếp với con cái

Nhìn con nhà người ta mà xem, con nhà mình thì abc, xyz...

Cụm từ "Con nhà người ta" có lẽ là cơn ác mộng kinh hoàng đối với nhiều đứa trẻ. Dù chỉ là sự so sánh khập khiễng ở chiều cao cũng có thể khiến con cảm thấy không thỏa đáng và đánh mất lòng tự trọng. Nếu thương con thì bạn cần bỏ ngay câu nói cửa miệng ấy. 

So sánh được xem là việc tồi tệ nhất mà cha mẹ thường xuyên làm với con cái. Thay vào đó, hãy thuyết phục con chấp nhận bản thân và đánh giá cao những gì mình làm được. Tất nhiên là sự thỏa mãn bản thân vẫn phải nằm ở mức độ giới hạn để con không bị quá kiêu hãnh hoặc không có chí phấn đấu. Cách tốt nhất là đặt ra tiêu chuẩn thay vì so sánh và hướng dẫn con tìm ra giải pháp cho vấn đề gặp phải. 

3. Giao tiếp với cha mẹ

Có hàng ngàn không câu nói gây tổn thương cha mẹ nhưng "Con ghét cha mẹ" là câu nói dù ở hoàn cảnh bực tức, khó chịu đến mấy cũng tuyệt đối không được nói ra. Có thể đó là cách giúp bạn thỏa mãn cái tôi ở thời điểm hiện tại nhưng sau này nó lại trở thành con dao gây tổn thương trái tim bạn vì không thể rút lại lời nói lúc đó. 

Dù hành động nào, của ai thì khi xảy ra cũng có nguyên nhân của nó dù phù hợp với bạn hay không. Nếu sự việc xảy ra, hãy nhắm mắt, hít thở sâu và suy nghĩ kĩ. Và tốt nhất lúc nóng giận, điều bạn nên làm duy nhất là giữ im lặng. 

4. Giao tiếp với anh chị em

Đừng bao giờ nói với anh chị em của mình rằng: "Anh/chị/em đừng có quản lý tôi như trẻ lên ba nữa". Vì đó là câu nói gây ra chia rẽ thù địch. Họ muốn rằng những tổn thương từ thế giới tàn nhẫn ngoài kia không được phép chạm đến người thân yêu của họ. Thay vì khó chịu, bạn nên cảm thấy may mắn và trân trọng vì bức tường thành vững chãi sau lưng luôn bảo vệ mình. Đương nhiên, bạn đủ trưởng thành để biết mình đang làm gì nhưng không có nghĩa rằng bạn được phép làm tổn thương người khác. 

5. Giao tiếp của phụ huynh và giáo viên

Cô không biết mình đang nói chuyện với ai đâu

Có hàng ngàn thứ bạn không nên để con có cơ hội chứng kiến và buộc tội giáo viên cũng là một trong số đó. Làm như thế đồng nghĩa với việc bạn gián tiếp đồng ý trao cho con quyền vô lễ, coi thường giáo viên của mình. 

Trong cơn tức giận, nhiều phụ huynh đã từng thốt ra rằng: "Cô không biết mình đang nói chuyện với ai đâu". Bằng cách này, bạn vô tình nói với con rằng, con chẳng việc phải sợ ai kể cả người đó có là người dạy dỗ con từng ngày. Điều bạn tạo ra rồi sẽ quay trở về lại chính bạn. 

6. Giao tiếp với bạn bè

Đừng buồn nữa mà!

Khi bạn thân vừa kết thúc một mối tình dài đằng đẵng, bạn tuyệt đối không nên nói câu: "Đừng buồn nữa", "Đừng khóc nữa",... Những câu nói này đủ sáo rỗng để kết thúc luôn cả tình bạn của cả hai. Nó thể hiện rõ mức độ quan tâm, chia sẻ nỗi buồn mà đối phương đặng gặp phải. Đó dường như chỉ là sự quan tâm cho có, vì bạn chẳng biết nói gì, làm gì và thậm chí mang ý nghĩa "Mày thật phiền phức". 

7. Giao tiếp với bác sĩ

Trong khi trao đổi về tình hình sức khỏe với bác sĩ, một lời nói dỗi cũng có thể trở thành bi kịch. Bạn có thể không nhắc đến loại vitamin đang dùng hay số lần tập thể dục trong một tuần thì cũng chẳng thành vấn đề, nhưng nếu đó là chất kích thích hoặc loại thuốc đặc trị nào đó thì lại là một câu chuyện khác. Các phản ứng hóa học có thể khiến bác sĩ vô tình trở thành sát thủ không dao.

8. Giao tiếp với thợ sửa chữa

Đừng dạy người giàu cách tiêu tiền cũng giống như việc bạn đừng chỉ dẫn người thợ kỹ thuật sửa chữa chiếc xe hơi bị hỏng. Một người thợ được đào tạo bài bản, họ biết phải sửa từ đâu và sửa những gì. Tốt nhất bạn không nên làm thầy của họ. Đương nhiên, bạn bỏ tiền ra và họ sẽ lắng nghe tất cả những gì bạn nói nhưng đừng can thiệp quá nhiều vào chuyên môn của họ để tránh làm họ bớt nhiệt tình trong việc tìm ra chỗ hỏng và sửa chữa nó.