Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Viết văn với viết báo khác nhau như thế nào?

Nhà báo, nhà văn Tam Lang (Vũ Đình Chí) từng chia sẻ “Làm văn, viết báo là hai chữ dính liền nhau như hình với bóng, không một người nào say mê làm báo mà không viết văn”. Báo chí và văn học đều sử dụng ngôn ngữ làm chất liệu phản ánh sự thật đời sống. Tuy nhiên, đây là hai hình thái ý thức xã hội đặc thù, có những đặc trưng, đặc điểm khác biệt.
anh-1-1666338935.jpg
Nghề báo và nghề văn, khác nhau như thế nào?

Cùng phản ánh một sự thực đời sống đến công chúng, nhưng với văn chương người viết có thể tiếp cận đề tài một cách từ tốn, rồi tư duy, chiêm nghiệm cho sâu, cho chắc và điều đặc biệt hơn nữa người viết có thể hư cấu, thêm thắt tình tiết để câu chuyện trở nên hấp dẫn thấm đẫm những hỷ nộ ái ố của đời người. Từ bản chất hiện thực đơi sống, người viết lên án, tố cáo hay là sự bênh vực cho những phận người cùng khổ nó trở nên tinh tế ẩn dấu sau con chữ. Trái ngược hoàn toàn, báo chí thực hiện chức năng thiên bẩm của mình là cung cấp thông tin chính xác và khách quan. Mọi thông in trên báo chí phải là sự thật và vì sự thật. Báo chí không được phép hư cấu, thêm thắt xây dựng nhân vật theo hình mẫu, hay tạo bi kịch cho nhân vật.

Nếu như chức năng cơ bản của văn học là thẩm mỹ, xây dựng giá trị nhân văn nuôi lớn tâm hồn, đem lại cho con người niềm vui trong sáng trước vẻ đẹp của cuộc đời. đôi khi viết về cái xấu, cái ác nhưng với tấm lòng nhân đạo nhà văn đã đem đến cho người đọc niềm tin và niềm hi vọng về tình người, về giá trị sống. Còn báo chí có chức năng chủ yếu là cung cấp thông tin một cách chân thật, chính xác. Tuy nhiên người làm báo nên cân đo nặng nhẹ trước khi đặt bút viết bài đưa thông tin lên mặt báo, không phải tin nào có nhiều sức hút (giết, cướp, tệ nạn…) cũng là tin hay. Tin hay và có giá trị càng cao là thông tin có lợi ích cho xã hội càng lớn. giá trị thông tin càng cao thì sức sống của bài viết càng lâu dài.

Đối với văn chương, phạm trù đánh giá thường được bộc lộ dưới các hình ảnh tràn đầy cảm xúc. ngôn ngữ văn học lại thiên về tính ước lệ, sáng tạo và được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường để đạt được giá trị nghệ thuật, thẩm mĩ. Vì thế nó mang đậm màu sắc cái tôi cá nhân trong từng tác tác phẩm. Còn trong báo chí, hoạt động đánh giá mang tính công khai, mạnh mẽ, bao trùm. ngôn ngữ báo chí mang tính phổ thông, đơn nghĩa dễ hiểu, câu văn ngắn gọn, xúc tích. Nguyên tắc cơ bản của ngôn ngữ báo chí, đồng thời cũng là cơ sở và đặc điểm cấu trúc của nó là sự công khai, sự biểu đạt trực tiếp và thắng thắn “cái tôi” của tác giả. Đây có thể xem là nét khác biệt khá nối bật giữa báo chí và văn học, là nơi tác giả không bao giờ giao tiếp trực diện với độc giả. Vai trò của “cái tôi” tác giả trong việc hình thành kết cấu ngôn ngữ báo chí đáng kể tới mức có thể coi nó là cơ sở để phân loại các tác phẩm báo chí.

Khác với nghề văn yên an, nghề báo lại đầy thách thức và khắc nghiệt. từ việc chọn đề tài, nuôi dưỡng đề tài, lấy tin viết bài là một chuỗi dài khó khăn. Sự thật không thể tự nó kêu cầu trợ giúp. nó như kẻ thân cô, thế cô dưới ánh mắt, nanh vuốt gian hùm của những kẻ lợi ích nhóm. nhà báo không phải là gián điệp, cũng không phải là công an điều tra nhưng nhà báo lại luôn mưu cầu tìm sự thật và công bố nó ra cho công chúng. Sự thật đâu dễ tìm thậm chí là nguy hiểm khi đụng chạm đến lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và trước cám dỗ của vật chất hay uy quyền de dọa. Trước tình cảnh đó, người làm báo liệu có còn trung kiên với lý tưởng làm nghề.

to-chat-nha-van-1666339024.jpg
Nghề báo và nghề văn, khác nhau như thế nào?

Nghề văn thường được nhiều người hâm mộ vì những tâm hồn văn chương bay bỗng, dịu dàng, vui cười, buồn khóc cùng thế sự nhân tình. Vì văn chương là cả khoảng trời thơ mộng để người đọc đắm mình. Là nơi xoa dịu buồn đau, là niềm tin tưởng hy vọng về cái Chân, Thiện, Mỹ. ngược lại nghề báo lại là nghề nhiều rủi ro và định kiến. rủi ro trong quá trình tác nghiệp tìm ra sự thật, bởi sự thật một khi bị phơi bày trước ánh sáng công luận chẳng những chén cơm của họ bị đạp đổ, có thể mất chức, mất quyền mà họ còn phải vướn vào vòng lao lí. Và nghề báo luôn nhận được những ánh nhìn định kiến không mấy thiện cảm về nhà báo không thể hạn chế dư luận thôi định kiến về nghề báo. Nhưng nhà báo hãy làm công chúng thay đổi cách nhìn và cúi mình thán phục công sức, trí tuệ và sự hy sinh của người làm báo và nghề báo thông qua những bài viết chất lượng, chuyên nghiệp. chính giá trị đóng góp của báo chí làm cho xã hội phát triển là lí lẽ hùng hồn nhất làm thay đổi định kiến trong lòng công chúng về nghề báo và nhà báo.

Tuy có sự khác biệt nhưng lại luôn hỗ tương bổ sung cho nhau, nghề báo và nghề văn đã và đang dâng hương sắc tô điểm làm đẹp cuộc đời, góp phần gìn giữ và phát triển nền văn hóa dân tộc trong thời đại “con số” đang thắng dần “con chữ”.