Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

“Một cây làm chẳng nên non, Sài Gòn chụm lại nên hòn tình thương”

Mỗi phần quà chỉ giản đơn là những hộp sữa, những chiếc bánh mỳ, vài cây xúc xích, xách bánh gạo, khẩu trang và kèm theo 100 đến 200 ngàn gửi đến những phận đời khó khăn, vô gia cư trên địa bàn TP.HCM trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội đã làm ấm lòng người nhận...
img-1813-1626437234.JPG
Một hoạt động trao quà cho người vô gia cư của những tấm lòng nhà báo tại TP.HCM tối 15/7.

Chắc hẳn, ai trong chúng ta cũng đang nơm nớp lo sợ khi cơn đại dịch Covid-19 đang diễn ra ở khắp nơi trên đất nước; thì có một số người lang thang, nghèo khó ở ngoài kia xã hội vẫn đang chênh vênh trong cảnh "màn trời chiếu đất". Trong số đó có người không nhà không cửa, người lao động nghèo thất nghiệp... Đối với họ cuộc sống bình thường đã là cực khổ lắm rồi thì tại thời điểm này họ càng khổ cực hơn.

Và hơn ai hết, những phận đời như vậy cần sự chung tay của cộng đồng để sẻ chia cùng nhà nước. Sài Gòn là một trong những thành phố mà hoạt động "tương thân tương ái' luôn được quan tâm. Bên cạnh sự quan tâm, hỗ trợ của thành phố thì phải kể đến sự đồng hành của các tổ chức, doanh nghiệp và nhóm từ thiện nơi đây.

e4a1f1393082c4dc9d93-1626418960.jpg
Những phận người lang thang giữa mảnh đất hào hoa Sài Gòn trong mùa dịch Covid-19

Đi suốt trên những dặm đường dài tại các vỉa hè thành phố, đôi mắt tôi trở nên ngấn lệ vì những ảnh đời cơ cực. Bởi đối với chúng ta, nhà được định nghĩa là một nơi ở có mái che có nhà tường bao quanh dùng để che nắng che mưa. Nhưng các bạn biết không? Đối với những mảnh đời vô gia cư nhà của họ là ở khắp nơi trên mảnh đất Sài Gòn này. Nơi dùng để che nắng che mưa của cuộc đời sương gió là những mái hiên tạm bợ ven đường. Khi được hỏi về gia đình. Họ luôn lắc đầu ngao ngán rằng, chẳng biết gia đình của mình là ai và tồn tại khi nào…

Rồi đâu đó trong suốt những chặng đường trong đêm khuya tại Sài Gòn, trời cũng bắt đầu đổ mưa nặng hạt. Trong chiếc áo mưa dày đặc của mình, tôi thấy được xa xa kia là những ông cụ, bà lão đang co rúm lại trên những mái hiên ven đường. Hình ảnh này làm người ta không khỏi suýt xoa, khi chứng kiến được những con người bằng tuổi cha mẹ mình. Nhưng cuộc sống của họ sao còn cực khổ quá. Đáng lẽ ra, đây là độ tuổi được nghỉ ngơi và hưởng phước cùng con châu. Thì ông bà còn phải lo lắng chuyện mưu sinh...

09100388c233366d6f22-1626418960.jpg
Những mảnh đời cơ cực vật lộn trong đại dịch Covid-19 chọn góc phố để làm giường.

Trong cơn đại dịch như đang hoành hành ở khắp mọi nơi trên thành phố như thế này, tôi không biết những con người ấy sẽ như thế nào và kiếm sống ra sao trên mảnh đất đầy hoa lệ. Tuy không được sinh ra trên mảnh đất này, nhưng đã sinh sống hơn gần thập kỷ ở nơi đây. Tôi dần cảm thấy xót thương những mảnh đời cơ cực, những mảnh đời kiếm sống rong ruổi trên các nẻo đường Sài Gòn.

Tôi vẫn không biết rằng, thằng bé không cha không mẹ, hay phun lửa kiếm sống nơi quán nhậu tôi vẫn thường hay ghé. Mùa dịch này, chúng có tiền để sinh sống hay không? Chúng có bữa cơm no bụng giữa vùng đất này hay không? Hay phải lay lắt cho qua cơn đại dịch. Vì đối với những đứa trẻ vô gia cư, không cha không mẹ như chúng, chỉ có thể tự mưu sinh kiếm sống bằng chính bản thân mình…

img-1814-1626440176.JPG
Những phận đời ngồi co ro trong đêm mưa lạnh buốt Sài Gòn.

Rồi bà cụ bán chè bị bệnh đau thanh quản nơi vòm họng không nói được. Tôi không biết rằng bà cụ có tiền để trang trải bữa ăn hằng ngày hay không. Vì đơn giản cuộc sống của bà chỉ gom gọn nơi gánh chè ấy. Đó cũng chính là công cụ kiếm sống duy nhất của bà trên mảnh đất Sài Gòn này. Cứ mỗi lần lại hỏi mua gì nhìn dòng chữ “Tôi không nói được của” là lòng tôi lại nghẹn, nghẹn vì xót thương cho những mảnh đời đau thương…

Và tôi cũng từng gặp những câu chuyện rơm rớm nước mắt trong sự chật vật mưu sinh. Trước khi TP.HCM thực hiện chỉ thị 16, những cô chú bán vé số hằng ngày trên chiếc xe lăn của mình, không biết cuộc sống có ấm no không? Mà hễ mỗi lần lại mua là tôi lại thấy thương cái sự thật thà chất phác.

- Bán con 1 tờ vé số đi cô, mà con đưa 50 ngàn cô khỏi thối lại nghen

- Đâu có được, con mua một tờ là 10 ngàn thôi

Cứ thật thà như thế đấy, chỉ biết sống trên chính sức lao động của mình mà không cần một sự giúp đỡ nào của người khác… Nhưng không biết rằng với mùa dịch này, các cô chú ấy sẽ sống ra sao, khi không được rong ruổi mưu sinh.

4c105d889c33686d3122-1626418960.jpg
Những phận đời khó khăn hơn ai hết cần sự sẻ chia của cộng đồng.

Chứng kiến trước những mảnh đời vô gia cứ ấy, tim tôi cứ như đau thắt lại như nhìn thấy những người trong gia đình của mình đang phải sống trong khổ cực, lầm than. Rỗi bông tôi nghe tiếng của ông cụ đang ngồi dưới hiện nhà vọng lại làm tôi giật bắn mình:

- Chú cảm ơn sự giúp đỡ của tụi con

Câu cảm ơn ấy làm cho tôi biết được mình phải tiếp tục làm nhiệm vụ của mình. Phải tiếp tục giúp đỡ những  mảnh đời vô gia cư bằng chính những gì mà chúng tôi có thể!

NHẬT KÝ HÀNH TRÌNH:

21h ngày 15/07/2021 đến 1h25 ngày 16/07/2021, TP.HCM bắt đầu có mưa và lạnh. Trong đêm mưa lạnh buốt, nhiều người vô gia cư vẫn oằn mình với thời tiết nằm lê la dưới mái che của những căn nhà hè phố. Họ có người không nhà, không cửa, người bán vé số, người ăn xin, người lao động nghèo.

Càng về khuya, những khu vực như chợ Thị Nghè, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, bến xe Miền Đông, Đinh Bộ Lĩnh, Bạch Đằng, Lê Văn Duyệt (Q.Bình Thạnh); Đinh Tiên Hoàng, Trần Quang Khải, Mai Thị Lựu, chợ Đa Kao, Hai Bà Trưng (Q.1); Phan Đình Phùng, Phan Đăng Lưu (Q.Phú Nhuận);... sẽ không khó để gặp họ.

Món quà mà nhóm thiện nguyện mang đến cho những người vô gia cư, khó khăn là tặng phần gồm những lốc sữa, vài ổ bánh mỳ, vài cây xúc xích, xách bánh gạo, khẩu trang và 100 đến 200 ngàn phần nào giúp họ có thể "ấm bụng, no lòng" trong những ngày này.

img-1819-1626440139.JPG