Hãy gọi những người nơi tuyến đầu chống dịch là “thiên thần”!

Hoàng Trường
Nếu hằng ngày mọi người thường xuyên cập nhật tin tức về dịch bệnh; thì hôm nay chúng tôi sẽ kể cho các bạn nghe về câu chuyện của những con người nơi tuyến đầu chống dịch.

Mấy hôm nay, thông tin về dịch Covid-19 được người dân trong cả nước rất quan tâm và lo ngại. Số ca nhiễm thì ngày càng một tăng. Biết bao người tình nguyện đã sẵn sàng đương đầu với dịch bệnh. Họ sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình đổi lấy tính mạng cho người khác. Qua những hình ảnh được công bố trên báo đài, khiến người ta cảm thương hơn những con người ở tuyến đầu chống dịch.

Là những người con yêu nước có trái tim nóng và lòng yêu nước nồng nàn, nhưng Covid-19 thì chẳng chừa một ai cả, kể cả những con người yêu nước. Biết là khó khăn,nguy hiểm, nhưng những con người yêu nước ấy, vẫn ngày ngày lo lắng và chăm sóc cho biết bao con người nhiễm bệnh. Chỉ cần một bệnh nhận được khỏi bệnh hay qua cơn nguy kịch là những con người ấy mừng như được ai cho bạc cho vàng.

Nhưng đâu có ai biết được, đằng sau những nụ cười lạc quan ấy, những sự hy sinh thầm lặng kia là những giọt nước mắt chảy ngược vào trong của những con người yêu nước. Bởi một bước đi của họ, là bỏ đi cả những tình cảm gia đình, bỏ đi những tình cảm yêu thương mới chớm nở…

196486119-1097630924093249-9079431963974727003-n-1623084808.jpg
Nguyện cống hiến hết mình cho đến ngày đất nước hết dịch.

Đọc được bức thư xin lỗi mẹ của bạn Nguyễn Công Minh (SV Khoa Y, ĐHQGTP.HCM), người ta còn thiết tha hơn về tình cảm gia đình của những con người tuyến đầu chống dịch. Ở bức thư gửi người mẹ ở quê nhà, chàng trai đã bộc lộ hết những suy nghĩ, những tâm tư tình cảm của mình trong lần tiếp sức tâm dịch Covid – 19 lần này. Bạn chia sẻ: “Con biết, ba mẹ nào mà không thương con, mà không lo lắng cho con mình cơ chứ! Nhưng ba mẹ ơi, mơ ước từ nhỏ của con là có thể cứu người, nhưng tại thời điểm hiện tại là quá xa vời ba mẹ ạ.

Mặc dù con không phải là một đứa con giỏi để làm ba mẹ phải hãnh diện như hai đứa em con, nhưng con biết hiện tại điều con làm có thể khiến ba mẹ tự hào là “cách sống” của con sẽ không làm ba mẹ phải thất vọng”.

Những câu chữ trên phần nào thể hiện được tình cảm của những con người nơi tiền tuyến. Họ cũng có con, có ba có mẹ, có những người thân trong gia đình. Thế mà vì tính mạng con người, vì cuộc chiến tranh “chống dịch”, họ đã sẵn sàng từ bỏ đi những tình cảm ấy. Những đứa trẻ thơ đang chờ mẹ chúng từng ngày, để mong mẹ con lại trùng phùng vì tình mẫu tử là thiêng liêng và cao cả nhất. Chúng ta chắc hẳn cũng từng xót xa khi thấy cảnh đứa trẻ khóc đòi mẹ từ màn hình tivi, vì thấy mẹ chúng lên tivi tuyên truyền phổ cập thông tin dịch bệnh. Những điều ấy khiến chúng ta không khỏi chạnh lòng và phải thốt lên rằng “Các con ơi! Các con hãy ngoan nhé! Mẹ các con đang làm những công việc rất cao cả, đôi bàn tay của mẹ các con đã cứu giúp biết bao con người nơi tâm dịch”.

Trong tâm dịch này, người ta mới thấy được những tình cảm thiêng liêng và cao quý. Người mẹ hằng ngày vẫn la mắng các con đấy, vẫn không tự hào về những điều con làm. Nhưng vẫn mải miết trông đứng trông ngồi ngày đất nước hết dịch, để con có thể quay về, bởi mẹ già rồi hạnh phúc lớn nhất chỉ là được nhìn thấy con khỏe mạnh và an vui. Nhưng có lẽ việc làm của những người con nơi tuyến đầu chống dịch là công việc khiến các mẹ tự hào nhất, vì mình đã sinh ra một đứa con có cách sống tốt, có nhân cách đẹp, luôn hi sinh bản thân mình vì đất nước vì sự nghiệp của dân tộc.

"Gia đình là một xã hội thu nhỏ! Và xã hội nhỏ này khác ở chỗ bạn được yêu thương và dạy bảo một cách vô điều kiện! Anh à, mẹ tặng cho mình thân xác - xã hội dạy con làm người, mẹ dạy con tiền luôn thua tình cảm - xã hội nói rằng không tiền tình cũng bằng không. Cha bảo rằng nhan sắc không quan trọng - xã hội nói rằng không có nó con sẽ mất người yêu, chỉ có cha mẹ mới thương con vô điều kiện-còn ngoài kia cần có điều kiện thì người ta mới thương con! Anh thấy đấy, tình cảm gia đình thiêng liêng tới mức nào, sâu đậm và da diết biết làm sao!

Trong thời gian nguy hiểm này, em mong các gia đình nếu có những con em đã và đang mong muốn tham gia chống dịch nên thấu hiểu hơn và ủng hộ nhiều hơn! Và cũng nên bớt lo lắng hơn Vì tụi em cũng được tập huấn kĩ càng trước khi ra chiến trường hết rồi! Và một lần nữa! Mọi người hãy tuân thủ các quy định của nhà nước để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh! Và mang lại một Việt Nam yên bình như ngày nào nhé!!”.

Đây cũng chính là những lời tâm sự thiết tha và diết da của bạn Nguyễn Công Minh khi đang cống hiến hết mình cho cuộc chiến an toàn của tổ quốc

197260817-150169337156802-8707179467404668279-n-1623084905.jpg
Những sự hi sinh thầm lặng nhưng không kém phần hóm hỉnh

Những hành động của bạn và những con người đang cống hiến hết mình cho tổ quốc, khiến cho người ta nhớ đến những bài thơ những câu văn của những nhà thơ nhà văn thế hệ trước.

‘’Họ đã sống và chết

Giãn dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra đất nước’’

(Trích thơ Nguyễn Khoa Điềm)

“không ai thấy mặt đặt tên/ nhưng họ đã làm ra đất nước”. Những con người ấy cứ sống mãi với những sự hy sinh của mình mà không cần một sự báo đáp hay một lời khen. Cứ hăng say làm những công việc thầm lặng mà chẳng một lời than vãn, đôi lúc thấy như kiệt sức nhưng vẫn mải miết sự nghiệp cứu đời cứu người. Mặc dù chả cầm sống hay cầm dao, đi giết những tên giặt để mang lại hòa bình cho đất nước. Nhưng chính những chiếc áo blouse trắng hay những chiếc áo xanh tình nguyện viên chính là công cụ cho những con người nơi tuyến đầu chống dịch kháng chiến chống Covid-19 mang lại bình yên và sự an tâm cho mọi người dân trên đất nước Việt Nam.

Hoàng Trường