Ngày 17/2, theo kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của tỉnh Bình Thuận, Công ty Cổ phần Công nghệ Nông nghiệp Eden Hub (Eden Hub) vinh dự được công nhận là doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước của tỉnh Bình Thuận đối với đề tài/công trình khoa học: “Xây dựng ứng dụng quản lí trang trại toàn diện Eden Hub”.
Thành tích này trong nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc Eden Hub chủ động đầu tư vào khoa học – công nghệ không chỉ giúp cải tiến sản phẩm, nâng cao hiệu suất sản xuất mà còn phù hợp với định hướng phát triển bền vững của tỉnh Bình Thuận và Việt Nam.


Theo CEO Nguyễn Văn Đức, App Eden Hub là ứng dụng công nghệ trong quản trị hệ sinh thái nông nghiệp thông qua mô hình kết nối 4 nhà: Nhà nông - Nhà tiêu dùng - Nhà cung cấp vật tư nông nghiệp - Nhà đầu tư vốn.
Ứng dụng Eden Hub kỳ vọng là công cụ mang đến một cách tiếp cận mới cho người nông dân, giúp bà con giảm bớt gánh nặng một nắng hai sương và từng bước đạt được trình độ canh tác nông nghiệp kỹ thuật cao; đóng góp hữu ích và hướng tới một nông nghiệp sạch, bền vững
Công ty Cổ phần Công nghệ Nông nghiệp Eden Hub, đơn vị đã nghiên cứu và phát triển ứng dụng quản lý trang trại toàn diện (EDEN HUB), giúp số hóa và tối ưu hóa quy trình sản xuất nông nghiệp. Dự án này không sử dụng ngân sách nhà nước mà được thực hiện bằng nguồn lực nội bộ của doanh nghiệp. Việc này thể hiện trách nhiệm và tầm nhìn chiến lược của doanh nghiệp trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp.

Hướng đi của Eden Hub phù hợp với chiến lược quốc gia là việc doanh nghiệp chủ động nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ không chỉ mang lại lợi ích cho riêng họ mà còn giúp hiện thực hóa các chiến lược phát triển của quốc gia, như:
• Chuyển đổi số trong sản xuất và kinh doanh: Định hướng quan trọng của chính phủ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
• Nông nghiệp thông minh, phát triển bền vững: Hỗ trợ ngành nông nghiệp ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm tác động tiêu cực đến môi trường.
• Kinh tế tuần hoàn: Giúp tối ưu hóa nguồn tài nguyên, giảm lãng phí và hướng tới phát triển xanh.
Eden Hub là một trong những doanh nghiệp đi tiên phong trong xu hướng này khi xây dựng hệ sinh thái quản lý nông nghiệp thông minh, giúp người nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp tối ưu hóa quá trình sản xuất.
Được biết, trước đây, nghiên cứu khoa học thường được xem là nhiệm vụ của các viện, trường và cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã chủ động đầu tư vào khoa học – công nghệ để tìm kiếm giải pháp tối ưu hóa sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu thị trường. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững mà còn góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc gia theo hướng đổi mới sáng tạo.

Nền tảng Eden Hub bao gồm 8 mảnh ghép liên kết:
1. Quản lý trang trại từ xa: Nắm được tình hình sản xuất của trang trại dựa vào khai báo mùa vụ và nhật ký sản xuất, cấp quyền cho nhân sự phụ trách, theo dõi hoạt động của trang trại 24/24h chỉ với một chiếc điện thoại được kết nối Internet.
2. Quản lý mùa vụ: Có thể lên kế hoạch mùa vụ sản xuất từ trước và theo dõi cập nhật trên ứng dụng Eden Hub.
3. Truy xuất nguồn gốc: Truy xuất thông tin nguồn gốc nông sản bằng mã QRCode. Cung cấp cho người tiêu dùng các thông tin đầy đủ về hành trình tạo ra sản phẩm như tên trang trại, vị trí, giống, nhật ký chi tiết quá trình sản xuất, ngày thu hoạch…
4. Hệ thống tiến cử thông minh MLAI: Bao gồm “ML - Machine learning” (học máy) và “AI - Aritifical Intelligient” (trí tuệ nhân tạo). Hệ thống MLAI có thể tiến cử các quy trình canh tác phù hợp với từng vùng miền, từng loại cây trồng, dự báo sản lượng mùa vụ, dự báo thị trường và đề xuất các phương án khắc phục sự cố liên quan tới môi trường, dịch bệnh, thay đổi khí hậu…
5. Kết nối nhà cung cấp vật tư nông nghiệp: Kết nối các nhà cung ứng vật tư nông nghiệp để cung cấp cho người nông dân với giá tốt hơn so với việc họ trực tiếp mua từ các đại lý vật tư nông nghiệp.
6. Kết nối các tổ chức tín dụng cấp vốn: Với lịch sử sản xuất nông sản của người nông dân, điểm tín dụng của nông dân sẽ tăng đối với các tổ chức tín dụng tham gia liên kết với nền tảng.
7. Nền tảng phân phối nông sản trong nước: Quy trình sơ chế, đóng gói, phân phối nông sản tới các kênh nhà hàng, khách sạn, tiệm bán lẻ nông sản, quản lý kho vận, tồn kho, nhân sự, tài chính, khách hàng…
8. Nền tảng xuất khẩu nông sản (B2B trading system): Cho phép kết nối người mua và bán nước ngoài có thể giao dịch nông sản thông qua các công ty xuất khẩu thành viên; đồng thời quản lý công nợ, kho vận và các quy trình xuất khẩu.