Hàng ngày, hàng tháng các bậc cha mẹ đều nhắc nhở con cái rằng: "Tiết kiệm đi, lúc bệnh tật lấy gì mà chi". Một số ít trong chúng ra thì đều sẽ gật đầu cho qua, một số khác thì quyết tâm sẽ bắt đầu tiết kiệm vào “ngày mai”, chỉ còn lại một số rất nhỏ những người tiết kiệm thành công.
Để tiết kiệm được tiền, việc thay đổi suy nghĩ về chi tiêu chỉ là bước đầu.Sự nhiệt thành sẽ giảm đi dần khi bạn đối mặt với cám dỗ. Hàng nghìn nhãn hàng bỗng dưng tung những chiêu trò kích thích người tiêu dùng, khiến bạn nhiều lần phải điêu đứng vì lỡ tay chi tiền quá lố. Chỉ khi thay đổi được chuỗi các hành vi và cảm xúc dành cho tiền thì bạn mới thực sự hình thành được thói quen tích trữ.
1. Quá tay từ ban đầu
Tuổi trẻ là những ngày đam mê khám phá đủ mọi thứ trên đời. Đặc biệt là thế hệ Y, Z ưa chuộng trải nghiệm hơn vật chất. Bởi thế những ngày thắt lưng buộc bụng thật là quá kinh khủng và cứ thế các kế hoạch dần sụp đổ.
Vì thế, hãy lập bảng tỉ lệ giữa tiết kiệm và chi thay vì cứ nhắc nhở bản thân thắt lưng buộc bụng. Bạn hãy cân nhắc mức lương hàng tháng mà chia tỉ lệ cho phù hợp. Tệ nhất thì cùng phải là 9/1 và nhất quyết không là 10/0 nhé.
2. Không có điểm đến
Ở giai đoạn này, hãy cho bản thân những mục tiêu nhỏ từ 500.000 đến 1.000.000 hàng tháng. Sau đó, bạn sẽ có động lực hơn khi trong tài khoản là những số tiền lớn hơn. Từ các khoản tiền này, chúng ta có thể phục vụ nhiều hơn cho nhu cầu cuộc sống dài hạn như nhà, xe,…
3. Bỏ qua thói quen ghi chép chi tiêu nhỏ nhặt
Nguyên lý bất di bất dịch của việc quản lý tài chính là ghi chép toàn bộ các khoản chi tiêu. Từng khoản chi nhỏ cũng phải được ghi chép cẩn thận dưới mọi hình thức. Sau một tháng, bạn sẽ nhận ra tất tần tật các khoản chi cho quần áo, trà sữa, xe cộ,… và cả những lần vung tay quá trán. Từ đó, bạn cũng cân nhắc được các khoản chi tiêu cần thiêt, mục nào nên giảm, mục nào nên được bổ sung.
Ảnh: Medium
4. Cho phép bản thân mềm lòng một lần
Khi mới bắt đầu lên kế hoạch tiếp kiệm, chúng ta dễ rơi vào cái bẫy do chính mình tạo ra "Chơi hết hôm nay thôi". Thế là lại tạo điều kiện cho nhiều ngày mai nữa. Bởi vậy, mấy ngày này trên mạng xã hội mới có câu "When you want to save money to travel and then money travel first".
Nếu mọi thứ quá khó khăn, hãy mạnh tay hơn với bản thân hơn bằng cách lập các tài khoản tiết kiệm ngân hàng có thời hạn hoặc quy đổi tiền sang vàng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu các chương trình gửi tiền tiết kiệm lãnh lãi hàng tháng để bản thân có động lực hơn.
5. Không bắt đầu từ việc nhỏ
Nghe thì có vẻ vô lý nhưng nghĩ kĩ lại thì khá là có lý đấy. Có bao giờ bạn ngồi cộng gộp số tiền bạn chi cho các bữa sáng và ly cà phê ngoài hàng cho bữa sáng chưa? Mỗi ngày, chúng ta vẫn hay nuông chiều cảm xúc của mình bằng cách chi tiền vào những quán cà phê sang chảnh để làm việc tốt và hưng phấn hơn. Đôi khi, chúng ta lại giấu nhẹm đi nhừng khoản vụn vặt này. Việc dậy sớm, khiến bạn có thể pha cho mình cốc cà phê rẻ hơn ngoài tiệm gấp 10 lần. Hơn thế nữa, điều này còn bảo vệ sức khỏe của bạn.
6. Ham của lạ
Điều này quá dễ để bắt gặp ở các bạn gái. Trung bình một phụ nữ có thể sở hữu cho mình từ 5 thỏi son trở lên mặc dù nhiều thỏi son còn chẳng dùng tới lần 2. Đặc biệt là thời trang. Nếu như không có lối tư duy mua sắm, bạn sẽ nhanh chóng thất thủ vì quần áo, giày dép, túi xách là những thứ ra liên tục theo mùa.
Hơn thế nữa, nhiều cô gái biết thừa món hàng đó không cần thiết nhưng thích là mua. Nhiều bạn trẻ trở nên điêu đứng vì bắt mải trend "ở nhà vẫn đẹp" của các influencer, diễn viên, người mẫu.
7. Sợ tuột mất cơ hội mua đồ sale
Có nhiều người vẫn hay nói đùa với nhau là "trên đời không sợ thiếu gì, chỉ sợ thiếu tiên" mà đúng thật. Chiếc túi trend mùa này không mua được thì còn mùa sau, điện thoại Iphone 11 Pro max không mua đợt này thì mua đợt sau. Thứ gì chẳng mua được chỉ sợ không có tiền mà thôi.
Khi một món đồ đang được khoác lớp áo lỗng lẫy trước mắt, cảm xúc lúc này đang trực chờ dâng trào, và đợi quật ngã bạn. Việc cần làm lúc này là nhanh chóng liệt kê những mặt lợi và hại khi bạn sở hữu được món đồ đó. Từ đó tạo thời gian trống cho cảm xúc bị dồn nén xuống. Lí trí hoạt động mạnh hơn, bạn sẽ quyết định đúng đắn hơn.
Ảnh: Ipub.vn
8. Mất cảm giác cầm tiền trên tay
Ngày nay, các loại hình thanh toán dần phát triển mạnh hơn đi kèm với hàng ngàn ưu đãi khi kích hoạt thẻ đã thu hút một lượng lớn người sử dụng khắp nơi. Thậm chí chỉ cần một cái chạm nhẹ bạn đã có thể mua chiếc túi cả trăm triệu mà không tiếc nuối. Chính vì tiên trong tài khoản là thứ vô hình nên khi mất đi thì nó cũng là thứ vô hình nên người ta chẳng mấy mảy may.
Ảnh: Visa