Đây cũng là phim nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Với phim “Địa Đạo: Mặt trời trong bóng tối”, lần đầu tiên, cuộc chiến và đời sống thường nhật của những du kích dưới lòng địa đạo Củ Chi được tái hiện một cách chân thực, sinh động.

Cân nhắc kỹ khi đưa cảnh 'nóng' vào đề tài chiến tranh
Nói về hai phân cảnh “nóng” gây chú ý trong tác phẩm lần này chính là của Ba Hương (Hồ Thu Anh) và Tư Đạp (Quang Tuấn) - đôi chiến sĩ thuộc nhóm du kích bám trụ ở Củ Chi năm 1967 khi địch càn quét và Út Khờ (Diễm Hằng Lamoon) nằm trong túi bom dẫn đến việc cô mang thai trong thời kì kháng chiến là cách lột tả về bản năng của một con người.

Đạo diễn bày tỏ khi một người biết rằng họ sẽ chết trong trận địa, ý chí luôn muốn được sống những giây phút cuối cùng, nhất là tình cảm nam nữ - yếu tố bị dồn nén khá nhiều trong chiến tranh.
Hai cảnh nóng trong phim được đạo diễn xây dựng có tính tương đồng, Út Khờ nằm trong túi bom giữa giây phút khốc liệt đầy sợ hãi và run rẩy, việc đụng chạm xác thịt khiến cô không thể cưỡng lại, và hình ảnh sau này khi Tư Đạp và Ba Hương nằm trong túi bom B52 lại có sự chủ động hơn, mãnh liệt hơn vì giữa họ đã có tình yêu thật sự.

"Tôi muốn đề cao sức sống của con người trong thời chiến, họ vẫn khát khao tìm thấy nhau giữa bom đạn. Nhiều người sau khi xem phim thắc mắc với tôi vì sao quay cảnh đó, nhưng đó là một trong những thông điệp của phim khi tôn vinh tính nhân bản", đạo diễn . Anh hy vọng khán giả hiểu được dụng ý của anh trước phân đoạn này.
Anh cũng cho biết thêm tuyến tình cảm của đôi nhân vật chính được khắc họa với ý nghĩa: Trong thời đau thương vẫn có những điều lãng mạn, dễ thương hiện hữu.
Nhiều phân đoạn hay buộc phải cắt vì quá dài
Đạo diễn nhiều lần về khu di tích - lịch sử Củ Chi, gặp gỡ các cựu chiến binh. Anh được nghe kể ngày trước, các chiến sĩ nối dài địa đạo bằng cách đào một cái giếng mới (dài 2-3 m), cách giếng cũ khoảng 7-10 m, rồi đào ngang, gặp nhau ở giữa. Bùi Thạc Chuyên tưởng tượng cảnh trong bóng tối, dưới ngọn đèn dầu, một chàng trai gặp cô gái anh thương với khuôn mặt lấm lem bùn đất. Anh dự định đưa chi tiết này vào phim để khán giả hiểu thêm về tình yêu thời chiến, song tác phẩm đã khá dài nên phải cắt bớt.

Ngoài ra một số phân cảnh đầy cảm xúc của các nhân vật, trong đó có diễn viên Thái Hòa cũng phải bị cắt ít nhiều dù đó là các phân cảnh hay, lấy nước mắt của khán giả. Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên cho biết, do tác phẩm mang yếu tố lịch sử, anh muốn khắc họa những nỗi đau ấy một cách bi tráng hơn là nước mắt dàn dụa của thể loại phim tình cảm. Đó cũng là điều anh cân nhắc kỹ lưỡng nhằm truyền tải đúng tinh thần của bộ phim.
Phim không có nhân vật chính
“Tác phẩm lần này tôi xây dựng mang phong cách phim tài liệu, những người lính chiến đấu đều là người dân bình thường nhưng làm những việc phi thường, có những người chiến sĩ đã hi sinh thầm lặng mà không để lại điều gì khiến tôi luôn tự vấn, mình phải làm sao để mang được tinh thần này vào tác phẩm”, đạo diễn nói.
Chính yếu tố đó, Bùi Thạc Chuyên không xây dựng người chiến sĩ nào là nhân vật chính hay là trung tâm, khán giả sẽ thấy được đối tượng khai thác chính vẫn là Địa đạo, ý đồ này được thể hiện qua tên của các nhân vật được xếp ngang hàng nhau tạo thành đội ngũ bền chắt.

Kịch bản “Địa Đạo Mặt Trời Trong Bóng Tối” xoay quanh nhóm du kích 21 người bám trụ ở Củ Chi sau trận càn Cedar Falls (năm 1967). Đội trưởng Bảy Theo (diễn viên Thái Hòa đóng) và các đồng đội được giao nhiệm vụ bảo vệ địa bàn cho nhóm thông tin tình báo chiến lược. Tuy nhiên, các cuộc liên lạc của họ bị quân địch phát hiện. Những chiến sĩ du kích rơi vào tình thế nguy hiểm, đối mặt nhiều trận càn quét. Tác phẩm hướng đến kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, là phim chiến tranh lịch sử được làm từ ngân sách xã hội hóa, với mong muốn là một trong các tác phẩm gợi mở về tiềm năng phim lịch sử nước nhà ra rạp.

Đạo diễn - biên kịch Bùi Thạc Chuyên, 57 tuổi, sinh tại Hà Nội. Năm 1995, anh học khoa Diễn viên, Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, trở thành nghệ sĩ của Nhà hát kịch Việt Nam. Năm 1997, anh theo học đạo diễn, gây chú ý với Cuốc xe đêm - tác phẩm Việt đầu tiên đoạt giải ở hạng mục Phim ngắn Cinefondation tại Liên hoan phim quốc tế Cannes. Năm 2005, phim Sống trong sợ hãi của anh giành nhiều giải trong nước và quốc tế.
Toàn bộ chia sẻ của Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên: