Nhân loại ngày càng dựa vào sự đổi mới không ngừng của công nghệ để tìm ra các giải pháp cho rất nhiều thách thức của đời sống, trong đó có bài toán liên quan đến sức khỏe. Các nhà khoa học đã suy nghĩ về vấn đề là làm sao để có thể đảm bảo rằng chúng ta đang tạo ra công nghệ cũng gây được tiếng vang ở khía cạnh cảm xúc? Nghĩa là các công nghệ, thiết bị này không những đảm bảo được chức năng về y học, hay kỹ thuật, mà còn có mang lại tác dụng tích cực về mặt xã hội, tâm lý và cả cảm xúc cho người dùng chúng?
Làm thế nào để nâng cao năng lực thiết kế, tạo ra những sản phẩm mới, liên quan để đảm bảo nhu cầu của người sử dụng? Các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Monash, Úc, đã cho ra mắt các dự án thiết kế mới, trong đó, lấy con người làm trung tâm, và các thiết kế này sẽ góp phần tìm ra lời thách đố của bài toán xung quanh các vấn đề sức khỏe như mất thính giác, tiểu đường và tiền tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh đường ruột và cả vấn đề cô đơn, trầm cảm, rối loạn cảm xúc.
Với sự hợp tác của nhiều đối tác từ các lĩnh vực đa ngành như kỹ thuật, khoa học, y tế và công nghệ, các nhà khoa học Úc đã cho ra mắt các thiết bị công nghệ có thể đeo được trên người nhằm mục đích theo dõi, kiểm tra sức khỏe. Trong đó, cần kể đến “đồ trang sức thông minh” để quản lý insulin và theo dõi tim, thiết bị nuốt được để phát hiện bệnh và đồ trang sức khẩn cấp trong thời kỳ khủng hoảng y tế.
Công việc cũng đang được tiến hành để thiết kế các ứng dụng cảm biến, dùng để đo các chỉ số theo dõi sức khỏe tim mạch, quá trình chăm sóc sau phẫu thuật; đồng thời đưa ra các khảo sát có liên quan đến các “ da” cảm biến này để có thể tăng cường robot cho việc chăm sóc các bệnh nhân.
Cũng như các phương pháp, các công nghệ lấy con người làm trung tâm phục vụ, các thiết kế, công nghệ mới này là tập hợp và kết quả từ sự tham gia tăng cường hợp tác đa ngành giữa các viện, học viện nghiên cứu. Trong đó, chủ yếu tập trung vào khía cạnh trực quan hóa các mẫu ứng dụng công nghệ mới này, quan trọng hơn là tập trung vào khả năng tương tác với người dùng và kết nối giữa các bên liên quan.
Quá trình này như thế nào trên thực tế?
Hãy cùng xem xét ý tưởng các mẫu thiết kế liên quan đến công nghệ và có thể củng cố sự tập trung vào con người. Điều này bao gồm mẫu mã các thiết bị cho phép kết nối tốt hơn với người dùng, nhưng cũng phát triển các hệ thống và dịch vụ gắn với các thiết bị này.
Một minh chứng là là Facett, thiết bị trợ thính được thiết kế cho công ty Blamey Saunders Hears có trụ sở tại Úc. Như vậy, bằng cách lấy bệnh nhân làm trung tâm, và trao quyền cho bệnh nhân, thiết bị trợ giúp việc nghe này từ
Blamey Saunders Hears đã giúp định hình lại ngành thính giác và mang lại hiệu quả tích cực cho rất nhiều người gặp phải các vấn đề về thính giác.
Để thay đổi cách nhìn có vẻ kỳ thị về việc mất thính giác, thiết kế của Facett nhằm mục đích chuyển thiết bị trợ thính từ ý niệm phục vụ người khuyết tật sang tính ứng dụng và trao quyền cho người sử dụng.
Để làm được điều này, các nhà sáng chế đã tìm kiếm nguồn cảm hứng trong bộ sưu tập khoáng vật học tại Bảo tàng Melbourne. Họ đã xem xét nghiền ngẫm các bộ sưu tập lưu trữ, nằm sâu dưới lòng đất thuộc địa điểm Carlton, để tìm các mẫu vật nhằm cung cấp thông tin về màu sắc, kết cấu bề mặt, hình thức và phân loại dựa vào các quá trình kỹ thuật.
Một ví dụ khác minh chứng cho các thiết bị lấy bệnh nhân làm trung tâm và đối tượng phục vụ đó chính là đồ trang sức dành cho các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, được phát triển bằng công nghệ nano Victoria. Khó khăn trong việc tạo ra các mẫu mã trang sức này là tạo ra một thiết bị phân phối thuốc đưa miếng dán được thiết kế nano vào da, để cho phép cung cấp insulin liên tục. Thiết kế, được tạo kiểu để trông giống như một món đồ trang sức, nhằm mục đích giảm sự kỳ thị đối với những người thông thường sẽ phải tiêm thuốc hàng ngày.
Đây là những ví dụ về "tái cấu trúc" - một kỹ năng mấu chốt của các nhà thiết kế được đào tạo để xem xét các vấn đề phức tạp từ nhiều góc độ khác nhau. Các đồ tạo tác mà họ tạo ra (nguyên mẫu, bản vẽ, bản đồ) nhằm mục đích kết nối nhiều người có liên quan trong quá trình mà họ thực hiện.
Việc tạo ra các mẫu mã này có thể đóng một vai trò lớn trong cách các nhóm liên ngành phối hợp làm việc cùng nhau, tạo ra những kiến thức, kinh nghiệm có giá trị và giúp lan tỏa ra thế giới, đến cộng đồng.
Cùng hợp tác chế tạo ra các mẫu thiết kế còn mang lại giá trị nào khác?
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Monash cho biết, họ có thể nâng cao năng lực thiết kế hiện có của mình gắn với các công nghệ có thể đeo và cảm biến, bằng việc tạo ra thêm nhiều các thiết bị hỗ trợ, ứng dụng và trực quan hóa. Điều này gắn liền với xu hướng ngày càng đòi hỏi sự gia tăng việc tự điều khiển của chính các cá nhân người bệnh và việc chăm sóc sức khỏe của mình thông qua các thiết bị đeo. Nhóm nhà nghiên cứu này đã nhận thấy sự tăng trưởng lớn về lượng dữ liệu mà các ứng dụng theo dõi và thiết bị đeo do họ tạo ra. Nhưng các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe vẫn chưa được trang bị để xử lý dữ liệu này và có sự khác biệt giữa dữ liệu mà họ đang cung cấp cho bác sĩ lâm sàng và cách dữ liệu đó được tích hợp vào các kế hoạch chăm sóc, cũng như các câu hỏi về quyền riêng tư.
Các mẫu trang sức này có có thể giúp nâng cao kỹ năng của các bác sĩ lâm sàng, trong việc thiết kế các thiết bị đeo được và tùy chỉnh giao diện giữa công nghệ, người sử dụng nó và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.