Cứ như thế đấy, Đà Lạt như đang phô diễn tất cả những điều mà mình lượm lặt, tích góp được trong suốt những bề dày lịch sử. Để rồi khi du khách đến Đà Lạt phải ồ lên rằng, sao mà bà mẹ thiên nhiên lại nhân từ đến thế, khi trao cho Đà Lạt tất cả những thanh sắc, hương hoa của đất trời.
Đà Lạt bốn mùa đều đẹp, đều dịu dàng như vốn có của nó. Đà Lạt có một sự thu hút mãnh liệt đối với những ai trót lỡ yêu thành phố ngàn hoa này. Thế nhưng có lẽ, mùa đẹp nhất của Đà Lạt mà làm nhiều người say mê nhất chính là mùa thu.
Khi tiết trời Đà Lạt bắt đầu trở nên dịu đi, những tia nắng vương vải khắp tất cả cành cây kẽ lá, mưa thầm thì lấp lửng, thì cũng chính là lúc những đóa hoa dã quỳ bừng tình và nổ rợ. Màu vàng rực của loài hoa này, như thổi một làn gió mới vào cả không gian thơ mộng, trữ tình tại nơi đây. Người ta hiểu rằng, mùa thu nồng nàn nhất không phải đến từ bài thơ “Sang thu” của nhà văn Hữu Thỉnh mà chính là mùa thu của đất trời Đà Lạt.
Người dân tại nơi đây thầm thì với nhau rằng, chẳng biết tự bao giờ, hoa dã quỳ đã trở thành một thứ đặc sản riêng biệt không thể thiếu của xứ sở ngàn hoa. Đi trên chiếc xe lửa độc mộc từ Trại Mát về Thành phố Đà Lạt, những đóa hoa dã quỳ như cho người ta cái nhìn đa sắc và hồi tưởng về một thời đã qua. Cái thời mà tuổi trẻ vẫn còn vương vấn trong suy nghĩ, những niềm tin háo thắng vẫn còn đó. Nhưng khi đoàn tàu càng về phía thành phố, người ta cảm nhận rằng những đóa hoa dã quỳ như ngày càng nở rộ hơn, chứng tỏ rằng khi đến một độ tuổi nào đó của cuộc đời người ta sẽ có giai đoạn chiêm nghiệm lại bản thân và tìm ra lẽ sống của cuộc đời.
Dã quỳ cũng chẳng phải một loài hoa kiêu xa hay xa xỉ mà đơn giản chỉ là những đốm hoa vàng chóe, góp phần tô điểm cho đất trời. Từng thảm hoa dã quỳ trải dài quây thành từng khu ríu rít bên nhau tạo thành một bức tranh phong thủy lay động lòng người.
Đối với nhiều người, dã quỳ có lẽ chỉ là một loài hoa dại và không ai để ý đến. Nhưng đối với nhiều người, dã quỳ lại gắn liền với nhiều kỳ ức thời ấu thơ không thể nào quên được. Còn nhớ ngày bé, khi chơi cùng đám bạn trước sân nhà, mỗi lần hoa dã quỳ nở là đám trẻ lại lấy hoa cài lên cho đứa mà chúng muốn trêu chọc. Nhằm để nói lái lại một từ ngữ mà người miền Nam vẫn thường xuyên trêu nhau. Theo những năm tháng, những trò chơi ngày bé thì dần mất đi trước sự phát triển của nền công nghệ hiện đại. Nhưng những đóa hoa dã quỳ kia thì vẫn âm thầm chờ đời, bất tử theo thời gian. Từ đó người ta nghiệm ra một sự thật trong cuộc đời rằng, mọi vật trên trái đất này thì có thể vĩnh hằng bất biến và vô hạn, còn con người thì là hữu hạn. Điều này làm cho người ta nhơ đến “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu.
“Xuân đương đới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời thì cứ chật…"
Thực tế, những năm gần đây, "đất sống" của dã quỳ đã dần bị thu hẹp lại. Những triền đồi hay cung đường ngày trước rực rỡ dã quỳ đã thay thế bằng những trang trại. Nhiều loại hoa các lên ngôi làm người ta quên lãng đi dã quỳ. Thế nhưng với những ai yêu những điều dịu dàng của Đà Lạt thì mỗi khi mùa thu tới, dã quỳ vẫn là điều khó có thể bỏ qua.