Các công dụng trong việc chữa bệnh sỏi thận của nước dừa:
Giảm các vấn đề đường tiết niệu
Nước dừa giúp ích trong điều trị, hỗ trợ cải thiện bệnh sỏi thận
Nước dừa có tính mát, giúp giảm nguy cơ bất thường ở đường tiết niệu. Những người có bệnh liên quan đến tiết niệu nên uống nhiều nước dừa để kiểm soát và khắc phục triệu chứng bệnh.
Bù nước bù khoáng
Nước dừa chứa lượng lớn khoáng chất, đặc biệt là rất giàu kali. Những thành phần này có tác dụng điều hòa và bổ sung nước cho cơ thể, giảm nguy cơ mất nước. Vì vậy, nước dừa thường được sử dụng để điều trị một số bệnh như tiêu chảy, kiết kỵ, mất cân bằng điện giải trong phân.
Là một người bạn tốt với hệ tiêu hóa
Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, nước dừa có chứa nhiều acid lauric. Hợp chất này khi chuyển vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành monolaurin giúp chống nấm, giun đường ruột. Đồng thời còn có đặc tính kháng virus, vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiêu hóa ở người lớn và trẻ em.
Giúp ích cho tim mạch
Có một số nghiên cứu cho biết, nồng độ kali và acid laurin có trong nước dừa giúp điều hòa huyết áp, rất tốt cho bệnh nhân huyết áp cao. Bên cạnh đó, nước dừa có thể giúp làm tăng HDL cholesterol tốt trong máu. Đây chính là yếu tố có lợi giúp điều trị và duy trì sức khỏe tim mạch.
Giúp da trở nên căng mịn
Hoạt chất cytokinin được tìm thấy trong nước dừa có tác dụng điều chỉnh sự phát triển của các tế bào. Cùng với đó, acid lauric có thể giúp ngăn ngừa sự lão hóa và giúp cân bằng độ ẩm trên da. Vì vậy, thường xuyên sử dụng nước dừa có thể giúp da căng mịn, tràn đầy sức sống.
Giảm cân
Nước dừa giàu dinh dưỡng, có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất hoạt động tốt hơn. Khi lượng đường trong máu sẽ được điều hòa tốt, kiểm soát cơn thèm ăn. Với các thành phần vitamin và khoáng chất, nước dừa được xem là thức uống tự nhiên giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể. Bên cạnh đó, chúng còn giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật.
Phương thuốc điều trị sỏi thận
Ngoài những lợi ích tuyệt vời nêu trên, nước dừa còn giúp loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể và làm tan sỏi thận. Đặc tính mát, ngọt, nước dừa được xem là thuốc lợi tiêu tự nhiên giúp bài tiết chất cặn lắng tại thận và đường tiết niệu ra ngoài cơ thể. Vi vậy, bệnh nhân bị sỏi thận với kích thước nhỏ có thể uống để làm tan sỏi, cải thiện bệnh. Bên cạnh tác dụng tán sỏi, thường xuyên uống nước dừa cũng giúp giảm nguy cơ đường tiết niệu và bàng quang.
Sử dụng nước dừa trị sỏi thận, bệnh nhân cần lưu ý gì?
Nước dừa rất tốt, bổ ích cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý một số điều trong quá trình sử dụng:
+ Nên uống dừa trực tiếp trong quả, mùi vị sẽ tươi và ngon hơn.
+ Không nên để nước dừa quá lâu, làm giảm chất lượng.
Không nên uống quá nhiều lượng nước dừa trong ngày. Trung bình, bệnh nhân sỏi thận chỉ nên uống 1 quả/ngày.
Lí do để không nên uống nhiều hơn 1 quả bởi:
+ Nước dừa chứa lượng lớn kali cao, uống nhiều khiến thận phải hoạt động nhiều hơn mức bình thường. Điều đó dẫn đến tình trạng thận yếu, suy thận.
+ Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: theo các chuyên gia dinh dưỡng, một quả dừa chứa 6,26 gam đường. Vì vậy, khi dung nạp quá nhiều sẽ khiến lượng đường tích tụ gây bệnh tiêu đường. Uống nhiều nước dừa có thể gây tác dụng nhuận tràng trên đường tiêu hóa.
Thường xuyên sử dụng nước dừa làm hạ huyết áp.
+ Tăng nguy cơ mất chất điện giải.
+ Tăng nồng độ natri trong cơ thể.
Bên cạnh đó, những đối tượng sau không nên dùng nước dừa chữa sỏi thận:
+ Phụ nữ có thai, tốt nhất khi uống nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Trong những tháng đầu mang thai nên tránh để, đề phòng nguy cơ sẩy thai.Người bệnh huyết áp thấp, bệnh trĩ hoặc thấp khớp.
+ Người có thể trạng thuộc tính âm như ăn uống chậm tiêu, ít khát nước, đi ngoài phâm mềm, dễ bị tiêu chảy, bắp thịt nhão, da xanh tái, tay chân lạnh, chậm chạp, người thường mệt mỏi, bải hoải…
+ Trị bệnh sỏi thận bằng nước dừa chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ, sỏi mới hình thành, kích thước còn nhỏ. Đối với trường hợp sỏi lớn, bệnh nhân nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị theo sự hướng dẫn của chuyên viên y tế.