Giai thuong quang cao sang tao viet nam 2023

Bé trai đi tiểu nhiều lần có ảnh hưởng đến sức khỏe?

Các bà mẹ thường than phiền rằng, có một giai đoạn các bé trai trong nhà thường xuyên đi tiểu rất nhiều lần trong một ngày. Nhưng điều đáng nói mỗi lần đi tiểu, các bé thường thải ra rất ít nước tiểu. Liệu điều này không biết có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không?

Đi tiểu nhiều lần và mỗi lần một ít được gọi là tình trạng đái nhắt ở trẻ em. Đây là một hiện tượng thường gặp, tuy không nguy hiểm nhưng lại liên quan đến nhiều bệnh lý như suy giảm chức năng thận, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, bé trai bị hẹp hoặc dài bao quy đầu… Do bé còn nhỏ chưa ý thức được tình trạng sức khỏe của mình nên khi biết trẻ em đi tiểu rắt hay có bất kỳ vấn đề bất thường nào khác, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm và đưa trẻ thăm khám kịp thời để tìm ra nguyên nhân.

Nguyên nhân khiến trẻ đái nhắc?

r-1631859774.jfif

Do yếu tố dinh dưỡng và bệnh lý tác động đến trẻ

- Trẻ uống quá nhiều nước, sữa hoặc ăn nhiều cháo nhất là ban đêm gây ra tình trạng tiểu rắt.

- Trẻ ăn uống nhiều đồ ngọt như bánh ngọt, nước mía, nước dừa, nước ngô… Những loại nước này có tác dụng lợi tiểu, kích thích trẻ đi tiểu, trong khi đó nếu ăn nhiều đồ ngọt, thận sẽ tăng cường đào thải lượng đường dư thừa dẫn đến tiểu nhiều.

- Do trẻ thường xuyên bị bố mẹ mắng khi đi tiểu nhiều lần khiến bé nảy sinh tâm lý sợ hãi dẫn đến tiểu rắt.

- Do trẻ bị nóng trong người

- Thận yếu, suy giảm chức năng thận khiến nước tiểu xuống bàng quang nhỏ giọt gây ra hiện tượng trẻ đi tiểu nhiều lần.

- Viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu do vi khuẩn gây viêm nhiễm.

- Do bé trai bị hẹp hoặc dài bao quy đầu.

Ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ em?

oip-1-1631859774.jfif

Trẻ đi tiểu nhắc có nguy cơ mắc bệnh suy thận

Nếu tình trạng tiểu nhắc chỉ xảy ra trong vòng một tuần đối với trẻ em thì có thể do chế độ ăn uống của cha mẹ đối với bé là không hợp lý. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài các ông bố, bà mẹ nên cần đưa trẻ đến bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ. Bởi tình trạng này kéo dài có nghĩa là bé đang mắc các chứng bệnh sau đây:

- Suy thận ở trẻ em

Suy thận ở trẻ em là tình trạng có thể gặp ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ sơ sinh chủ yếu do bẩm sinh hoặc một số tổn thương cầu thận và đường dẫn niệu. Theo thống kê, tại Việt Nam có đến 40% trường hợp suy thận là do dị tật bẩm sinh và 60% là do ảnh hưởng của các bệnh lý mắc phải trong thời niên thiếu. Khi mắc bệnh này trẻ sẽ có các triệu chứng như: Tiểu nhiều, lượng đi tiểu thường rất ít, có thể có màu đỏ hoặc màu xá xị, khi đi tiểu thường xảy ra tình trang đau rát, nghiệm trọng hơn là bị sưng phù nề

- Viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Hiện tượng đi tiểu rắt thường xuyên là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em. Có nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chủ yếu là do vi khuẩn E.Coli, một loại vi khuẩn nằm trong đường ruột có nhiều ở phân người và động vật gây ra. Do cấu tạo giải phẫu và sinh lý niệu đạo ngắn, lỗ tiểu gần với hậu môn mà bé gái thường dễ mắc bệnh hơn với với bé trai. Nếu mắc bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ, các ông bố cần đưa trẻ đến bệnh viện để được tư vấn ý kiến của bác sĩ, vì nếu trường hợp này diễn ra lâu dài có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Trẻ sẽ gặp các triệu chứng như: tiểu mót, nước tiểu có mùi hôi và đục, đau vùng bụng dưới, chán ăn kèm theo sốt.

- Viêm bàng quang ở trẻ

nho-giot-2-1631859774.jpg

Nước tiểu của trẻ sẽ có kèm theo mũ và máu khi mắc bệnh viêm bàng quang

Theo thống kê, ở trẻ em, đường tiểu là nhóm cơ quan dễ nhiễm trùng cao thứ 3 chỉ đứng sau đường tiêu hóa và đường hô hấp. Có nhiều nguyên nhân gây viêm bàng quang ở trẻ, thường gặp là do vi khuẩn (chủ yếu là E.Coli), virus (chủ yếu là Adenovirus). Và một số lý do khác như khiếm khuyết ở bộ phận sinh dục, lười uống nước, nhịn tiểu lâu ngày… Trẻ sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm nếu bạn phát hiển nước tiểu của trẻ chảy ra những dòng lắc nhắc hoặc xảy ra tình trạng có mũ hoặc máu trong nước tiểu.

- Hẹp bao quy đầu ở bé trai

Hẹp bao quy đầu là tình trạng khoảng 10% trẻ em Việt Nam gặp phải, là tình trạng bao da bó chặt lại toàn bộ quy đầu. Trong đó, bao quy đầu được cấu tạo từ các lớp niêm mạc, là lớp bọc bên ngoài quy đầu dương vật. Sau khi trẻ lớn hơn, bao quy đầu sẽ tách khỏi quy đầu, tuy nhiên cũng có những trường hợp, bé không thể tự tuột do bị hẹp bao quy đầu. Nếu được hướng dẫn từ bác sĩ sẽ cắt bao quy đầu cho trẻ, ba mẹ nên thực hiện. Vì đây là biện pháp giúp bé tránh các trường hợp viêm nhiễm khác và đồng thời sẽ khiến cho trẻ không bị mắc các vấn đề về tâm lý sau này.