9 mẹo tâm lý ngăn người khác thao túng và lợi dụng bạn

Làm thế nào để đối phó với kẻ thao túng, khiến bạn nghi ngờ chính mình và lợi dụng bạn, cố ép bạn phải giúp đỡ họ?

Dưới đây là một số thủ thuật tâm lý để ngăn người khác thao túng, lợi dụng bạn.

Không chịu ơn người khác

9 mẹo tâm lý ngăn người khác thao túng và lợi dụng bạn 0

Những kẻ thao túng thường làm việc gì đó cho bạn như giúp bạn tìm việc, tặng món quà nhỏ, rồi sau đó họ sẽ nhờ bạn làm việc mà bạn không muốn làm nhưng không cách nào từ chối.

Đừng cho kẻ thao túng có cơ hội khiến bạn chịu ơn. Hãy trả lại quà cho họ, tự giải quyết vấn đề của mình và tận hưởng việc không nợ nần bất kỳ ai.

Phản lại kẻ thao túng

9 mẹo tâm lý ngăn người khác thao túng và lợi dụng bạn 1

Điều mà kẻ thao túng ít ngờ đến nhất chính là sự trả thù nhanh chóng từ nạn nhân của họ. Bạn có thể hỏi một số câu đơn giản khiến họ phải chột dạ như: 

"Bạn có thật sự quan tâm ý kiến của tôi không? Tôi cảm giác bạn chỉ hỏi cho có thôi."

"Bạn có sẵn sàng ủng hộ quyết định của tôi dù khác của bạn không?"

"Bạn thực sự mong tôi làm thế à? Bạn biết đó, tôi chẳng được lợi gì khi làm vậy cả."

Nếu bạn có một đồng nghiệp thích nhờ vả người khác, hãy hỏi xem họ có sẵn sàng làm giúp lại bạn hay không. Câu hỏi đó sẽ cho họ thấy yêu cầu của họ quá đáng như thế nào.

Gọi tên đối phương khi nói chuyện

9 mẹo tâm lý ngăn người khác thao túng và lợi dụng bạn 2

Việc dùng tên riêng trong giao tiếp có tác dụng tăng sự thấu hiểu. Lưu ý là nên sử dụng tên mà đối phương thích.

Người bị gọi tên thường sẽ trở nên thân thiện hơn. Hãy áp dụng thủ thật này với kẻ thao túng, có thể họ sẽ không cố gắng lợi dụng bạn nữa.

Nhìn thẳng vào mắt đối phương

9 mẹo tâm lý ngăn người khác thao túng và lợi dụng bạn 3

Trọng tâm của thủ thuật này là khiến kẻ thao túng mất tập trung. Hãy nhìn thẳng vào mắt đối phương và nói "không" với yêu cầu mà bạn không muốn làm. 

Kẻ thao túng thường thích nhìn chằm chằm người khác, vậy nên hãy chống lại họ bằng chính cách tương tự, bạn sẽ khiến đối phương không thoải mái khi nhờ vả lần nữa.

Không để đối phương nói chuyện kiểu chung chung, đánh đồng

9 mẹo tâm lý ngăn người khác thao túng và lợi dụng bạn 4

Một chiến thuật mà những kẻ thao túng thường áp dụng là lấy một tình huống cụ thể làm ví dụ rồi đánh đồng thành hành vi thường ngày của bạn, khiến bạn xấu hổ.

Ví dụ người vợ tức giận khi ông chồng quên đổ rác. Cô vợ nói anh chồng lúc nào cũng trốn tránh làm việc nhà, dù có thể đây mới là lần đầu.

Đừng để đối phương bẻ cong sự thật như vậy. Hãy hỏi họ về những tình huống khác: "Có thể lần này bạn đúng. Nhưng hãy nhớ lại những lần khác xem tôi đã làm như thế nào."

Lặp lại cho đến khi đối phương hiểu rõ

9 mẹo tâm lý ngăn người khác thao túng và lợi dụng bạn 5

Kẻ thao túng ghét việc phải nghe đi nghe lại những điều mình không muốn nghe. Nếu bạn cảm thấy đối phương không ngừng gây áp lực cho bạn, lợi dụng bạn, ép bạn đưa ra quyết định có lợi cho họ, hãy dùng một câu trả lời chung và lặp đi lặp lại với một giọng điệu.

Quan trọng là bạn phải nói chuyện một cách không cảm xúc, lặp đi lặp lại câu trả lời đó cho đến khi đối phương lắng nghe bạn.

Những câu trả lời chung như "Tôi không làm đâu", "Tôi không muốn nói chuyện", "Đừng nói về chuyện này nữa",... 

Tự đánh lạc hướng chính mình và thư giãn

9 mẹo tâm lý ngăn người khác thao túng và lợi dụng bạn 6

Một mẹo khác để đối phó với kẻ thao túng một cách đơn giản và hài hước. Hãy tưởng tượng có một bể thủy sinh khổng lồ với bức tường giày ngăn giữa bạn và kẻ thao túng.

Âm thanh sẽ không thể đi qua bức tường ấy. Bạn chỉ nhìn thấy chuyển động môi của đối phương nhưng không biết người đó đang nói gì.

Giữ khoảng cách xa 

9 mẹo tâm lý ngăn người khác thao túng và lợi dụng bạn 7

Những kẻ thao túng thích xâm phạm không gian riêng tư của người khác. Họ đến gần bạn, chạm tay, vỗ lưng bạn. Để tránh tình trạng này, hãy lùi lại vài bước và giữ khoảng cách với đối phương.

Nếu bạn thấy khó từ chối khi nói chuyện, hãy đề nghị trao đối với đối phương qua tin nhắn. 

Phân tích bản thân

9 mẹo tâm lý ngăn người khác thao túng và lợi dụng bạn 8

Kẻ thao túng thường cố tình khiến người khác cảm thấy tội lỗi. Khi đó bạn hãy tự hỏi mình những câu hỏi này:

"Mình có thực sự ích kỷ không? Mình đã làm rất nhiều cho đối phương."